Câu 1. Người nông dân Nam Bộ thường để lúa đầy vật dụng nào trong dịp năm mới?
Theo sách “Tìm hiểu phong tục Tết cổ truyền trong văn hóa người Việt”, tại các vùng quê Nam Bộ, người dân kiêng để cối xay (vật dụng chuyên dùng để xay lúa) trống lúa gạo vào dịp năm mới. Với người người miền Nam, để cối xay trống tượng tưng cho quanh năm thất bát, mất mùa năm tới. Thay vào đó, họ luôn đổ đầy lúa gạo vào cối xay, với mong muốn một năm bội thu. |
Câu 2. Khi đi chúc Tết, khách không được từ chối….?
Vào mỗi dịp năm mới, nếu đến chơi nhà bạn bè, người thân vào mỗi dịp Tết, chủ nhà sẽ dọn cỗ, rượu thịt, bánh tiếp đãi, khách đến chúc Tết không được từ chối, phải nhấp nháp chút ít để mang lại may mắn cho gia chủ. |
Câu 3. Đi chơi đêm 30 Tết phải về trước thời gian nào?
Theo tín ngưỡng của người miền Nam, đi chơi trong đêm 30 Tết phải về trước thời khắc giao thừa. Ai không về kịp xem như người đó phải bôn ba, vất vả. |
Câu 4. Sau khi quét dọn trước Tết, người miền Nam sẽ…?
Sau khi quét dọn sạch sẽ, người miền Nam sẽ cất hết chổi. Theo tín ngưỡng người miền Nam, trong ngày Tết, nếu để mất chổi, năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của. |
Câu 5. Người miền Nam có thói quen mời ai đến xông nhà năm mới?
Người miền Nam có thói quen nhờ những người có tên đẹp như Phúc, Lộc, Thọ, Tài, Lợi, Phú Quý… đến xông đất vào dịp đầu năm mới với ước nguyện một năm thuận lợi, hanh thông, may mắn, no đủ. |
Câu 6. Tục lệ không thể thiếu của người miền Nam trước khi bước sang năm mới?
Trước khi bước sang năm mới, người miền Nam sẽ đổ nước đầy vào bể, chum, vại… Người ta tin rằng trong năm mới, của cải sẽ nhiều như nước. Đây là tín ngưỡng có từ lâu đời ở Nam Bộ, nhất là ở các vùng nông thôn. |
Câu 7. Người miền Nam không trồng cây gì trong dịp Tết?
Khác với miền Trung và miền Bắc, người miền Nam không có tục trồng cây nêu trong dịp Tết. Cây nêu trong tín ngưỡng của người Việt là cây tre được trang trí phong thủy để xua đuổi ma quỷ vào dịp Tết khi ông Công, ông Táo về trời, nhà cửa không ai trông giữ. |