Việc vui chơi, tương tác bạn bè, tham gia các hoạt động tạo nền tảng quan trọng về cảm xúc, phát triển kỹ năng vận động và tư duy cho trẻ nhỏ. Đó là lý do việc trở lại trường học được ưu tiên. Theo đó, bố mẹ nên ghi nhớ một số kiến thức quan trọng để đồng hành cùng con trở lại trường.
Chuẩn bị tâm lý thoải mái
Nhà tâm lý học trẻ em Andrea Young, PGS. TS Tâm thần học và Khoa học hành vi tại Đại học Y Johns Hopkins (Mỹ), cho biết: “Tương tự hầu hết thay đổi trong thói quen, đi học lại sau thời gian nghỉ dài có thể khiến trẻ mất một thời gian điều chỉnh cảm xúc”.
Nếu trẻ choáng ngợp hoặc dè dặt hơn bình thường, bố mẹ nên giúp con giải tỏa cảm xúc với câu hỏi: “Con cảm thấy thế nào khi đi học lại?”. Nếu trẻ khó chịu, lo lắng, bố mẹ có thể trò chuyện về những điều thú vị ở trường để trẻ hứng thú hơn.
Nếu là lần đầu đi học, phụ huynh có thể dẫn trẻ đến trường tham quan, làm quen trước khi chính thức đi học. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ ngủ sớm một tuần trước khi bắt đầu đi học để nghỉ ngơi đầy đủ và dậy sớm, giữ tinh thần luôn tỉnh táo, thoải mái.
Trẻ cần có tâm lý thoải mái nhất khi trở lại trường học. |
Những ngày đầu trở lại trường, trẻ có thể sẽ mệt mỏi. Do đó, bố mẹ nên cùng bé đi dạo, trò chuyện, nấu ăn, tập thể dục, đọc sách… vào buổi chiều hoặc tối để trẻ thấy yên tâm hơn.
Nếu trẻ có biểu hiện của việc khó thích nghi như ngủ nướng, ăn ít, lười vận động, không thích trò chuyện, cáu gắt, tức giận, không chịu đi học…, phụ huynh hãy nói chuyện với giáo viên để nhận thấy điều bất thường trong hành vi, cảm xúc của trẻ, từ đó phối hợp nhà trường để hỗ trợ bé.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Khi trẻ đến tuổi đi học, nhu cầu về năng lượng và protein tăng rõ do trẻ lớn nhanh và năng động hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đa dạng giúp con có hệ miễn dịch khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều bệnh tật.
Với trẻ nhỏ, bữa sáng rất quan trọng và không nên bỏ qua. Các nghiên cứu chỉ ra trẻ em ăn sáng thường tập trung hơn. Bữa ăn giàu năng lượng từ bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, cháo yến mạch… kết hợp thực phẩm giàu protein như bơ hạt, trứng, pho mát, sữa chua giúp giữ lượng đường trong máu cân bằng suốt buổi sáng.
Bố mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho trẻ. |
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, trẻ nên ăn nhiều rau, các loại đậu, trái cây nhiều màu sắc, tinh bột (ngũ cốc, bánh mì, gạo, mì), thịt nạc, cá, gia cầm, uống nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát. Bố mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn nhiều muối, đồng thời tiêu thụ lượng đường vừa phải. Ngoài ra, phụ huynh cần nhắc trẻ uống đủ nước và ngủ đủ giấc để duy trì sự tỉnh táo và sức khỏe.
Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh
Trẻ nhỏ thường khó tập trung ghi nhớ và thực hiện đúng những điều được nhắc nhở. Do đó, bố mẹ hãy trò chuyện với trẻ mỗi ngày về cách bảo vệ bản thân trước Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm.
Bạn nên dạy trẻ thói quen đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, xịt kháng khuẩn, cách che miệng, mũi khi ho, hắt hơi theo hướng dẫn và quy định của Bộ Y tế. Để trẻ dễ tiếp thu hơn, bố mẹ có thể mở các bài hát, bài thơ hoặc để trẻ tự chọn khẩu trang có màu sắc, hình vẽ yêu thích. Bố mẹ cũng cần thực hành cùng con cách chào hỏi bạn bè mà vẫn giữ khoảng cách an toàn.
Ngoài ra, để trẻ ý thức trong việc tự bảo vệ sức khỏe, tránh dùng chung đồ dùng với bạn, mẹ nên chuẩn bị sẵn trong ba lô đến trường của con khẩu trang dự phòng để thay khi cần thiết, nước rửa tay khô dùng sau khi đi vệ sinh, sau giờ ra chơi, bình nước riêng, giấy lau tay...
Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi hoặc có các biểu hiện nghi nhiễm Covid-19, bạn nên cho trẻ xét nghiệm và cách ly kịp thời. Trường hợp có bạn cùng lớp hoặc giáo viên dương tính với Covid-19, bố mẹ hãy theo dõi triệu chứng của con và thực hiện theo các khuyến cáo tự cách ly từ cơ quan y tế địa phương.
Có sẵn thuốc và vật dụng y tế cần thiết trong nhà
Nguy cơ mắc các bệnh như bị cảm sốt, ho, sổ mũi, tiêu chảy… khi trẻ đi học lại là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, phụ huynh nên chuẩn bị đầy đủ thuốc và vật dụng y tế cần thiết trong tủ thuốc gia đình, như nhiệt kế và thuốc hạ sốt, nước muối sinh lý, nước bù điện giải, nước súc họng, nước rửa tay khô, thuốc rối loạn tiêu hóa, thuốc sát trùng...
Theo TS. BS Nguyễn Minh Tuấn (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), bố mẹ nên chuẩn bị thuốc hạ sốt chứa hoạt chất paracetamol với dạng bào chế phù hợp từng độ tuổi của trẻ, theo liều khuyến cáo 10-15 mg/kg/lần. Paracetamol có thể dùng cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh, an toàn cho cả trẻ sốt xuất huyết, liều lượng điều chỉnh theo cân nặng của bé.
Bố mẹ cần trữ sẵn thuốc hạ sốt cho con trong tủ thuốc gia đình. |
Một số thuốc hạ sốt tốt có thể kể đến là Hapacol 80 cho trẻ 5-8 kg, Hapacol 150 cho trẻ 10-15 kg, Hapacol 250 cho trẻ 16-25 kg... Thuốc có dạng bột sủi bọt, giúp khuếch tán các phân tử thuốc tan nhanh và tăng hiệu quả hạ sốt khi vào cơ thể. Mùi cam, vị ngọt của thuốc giúp trẻ dễ uống.
Nhiều phụ huynh còn gửi sẵn Hapacol tại phòng y tế của trường để con có thể sử dụng khi sốt cao. Với sự đồng hành của Hapacol, bố mẹ có thể yên tâm khi con trở lại trường.
Trẻ sốt dưới 38,5 độ chỉ cần mặc đồ thoáng mát, uống nhiều nước. Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ và bắt đầu quấy khóc, lừ đừ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt Hapacol liều phù hợp cân nặng. Nếu trẻ tái sốt, lần uống tiếp theo phải cách 4-6 giờ.
Bình luận