Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những đứa trẻ hư ở Trung Quốc

Khi không được gia đình và thầy cô công nhận, những đứa trẻ hư có xu hướng tìm kiếm điều đó ở các cơ sở giải trí trái phép và hành động chống lại với nội quy của trường học.

Giai đoạn trưởng thành của những đứa trẻ di cư khó khăn hơn bạn bè đồng trang lứa.

17h, Diệc Phi thức dậy và chuẩn bị đi làm. Cô chọn trang phục cho buổi tối một cách cẩn thận với một chiếc áo phông đen, váy ngắn cùng màu và mang đôi bốt đến mắt cá chân.

Sau đó, Diệc Phi tỉ mỉ chải lại mái tóc dài, mới nhuộm vàng và bắt đầu trang điểm. Bộ quần áo của cô để lộ hình xăm con mèo từ chiếc giày bên phải và 2 bông hồng trên đùi trái.

Chỉ một tháng trước đó, Diệc Phi đã tốt nghiệp cấp hai ở siêu đô thị phía nam Quảng Châu. Giờ đây, cô và người bạn thân Anyi đang làm việc tại một hộp đêm ở khu quán bar của thành phố với vai trò “peinü”, hay còn gọi là bạn đồng hành, theo Sixth Tone.

Vào 21h30, người quản lý tập hợp 7 cô gái có ca làm vào đêm hôm đó và thông báo nội quy: họ sẽ nhận được mức lương cơ bản là 200 nhân dân tệ (29 USD) cho mỗi ca 6 giờ, cộng thêm 40 nhân dân tệ với set đồ uống bổ sung mà khách hàng đã gọi.

Ngoài ra, tất cả chỉ được đi đến bàn đã chỉ định. Nếu bị khách quấy rối, họ có thể bỏ đi và báo cáo với cấp trên. Điều quan trọng nhất, nếu “cặp kè” với bất kỳ vị khách nào, người đó sẽ bị đuổi ngay lập tức.

Diệc Phi hy vọng tối nay cô sẽ gặp những người tử tế. “Peinü” chỉ được phép ngồi khi tiếp rượu với khách hàng.

Ngay khi ca làm việc bắt đầu, cô được xếp vào một bàn của một người đàn ông Hàn Quốc. Anh ta không biết tiếng Trung nên cả hai dùng ứng dụng dịch thuật để giao tiếp với nhau.

tre hu o trung quoc anh 1

Bị loại trừ và kỳ thị, một số thanh niên ở đất nước tỷ dân tìm kiếm niềm vui và sự công nhận bên ngoài khuôn viên trường. Ảnh: CGTN.

Sau khi tan làm, Yifei và cô bạn chỉ nhận được lời hứa với mức lương 240 nhân dân tệ mỗi người. Dù không biết khi nào quán bar sẽ trả tiền, Anyi vẫn háo hức quay lại.

“Ai không thích kiếm tiền chứ?”, cô hỏi.

Diệc Phi trả lời một cách không chắc chắn: “Thay vì phục vụ người khác, tôi muốn trở thành khách hàng hơn”.

Cuộc sống bấp bênh

Diệc Phi và Anyi chỉ là 2 trong số hàng triệu thanh niên ở Trung Quốc được gọi là “những đứa trẻ trôi nổi”. Giống như những người bạn cùng trang lứa, cả 2 lớn lên giữa thành phố và nông thôn khi liên tục di chuyển từ các ngôi làng đến vùng quê hoặc thị trấn nhỏ.

Phần lớn bị loại khỏi hệ thống giáo dục công lập do không có hộ khẩu địa phương. Họ buộc phải lựa chọn các trường nông thôn đang gặp khó khăn hoặc trường tư thục chất lượng kém với học phí thấp.

Khi kết thúc thời hạn 9 năm đi học bắt buộc, hầu hết được chuyển sang đào tạo nghề và việc làm.

Chỉ một số ít trong đó, khoảng 20% ở Quảng Châu, cố gắng xoay xở để vượt qua khó khăn và tiếp tục con đường học hành. Tuy nhiên, đa số đều giống như Diệc Phi và Anyi, tốt nghiệp cấp 2 với kỹ năng ít ỏi và không có định hướng.

Khoảng một nửa dân số Quảng Châu, bao gồm cả mẹ của Diệc Phi, được xếp vào diện di cư. Xuất thân từ một thị trấn nhỏ ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, bà đã làm việc và sống ở đây gần 2 thập kỷ để nuôi nấng các con. Diệc Phi và em trai đều sinh ra và lớn lên ở thành phố, nhưng do không có hộ khẩu, họ chỉ được đăng ký ở quê.

Vì tính cách rụt rè và nhút nhát, Diệc Phi thường là mục tiêu bị bắt nạt. Năm lớp 2, cô còn bị chế giễu vì không nói được tiếng địa phương. Sau đó, cô theo học tại trường New Talent, một cơ sở trung học tư thục dành cho những đứa trẻ trôi nổi.

tre hu o trung quoc anh 2

Nhiều cơ sở giáo dục công lập ở Trung Quốc từ chối nhận học sinh không có hộ khẩu. Ảnh: China Daily.

Tại đây, Diệc Phi như được lột xác, từ một học sinh tự ti trở thành “ong chúa” của trường, cầm đầu các cô gái nổi loạn. Đối với giáo viên, cô là một đứa trẻ hư điển hình, cần dạy dỗ lại về đạo đức.

Khi được hỏi về cuộc sống ở New Talent như thế nào, từ xuất hiện nhiều nhất là “nhàm chán”. Phần lớn các lớp học đi theo lối mòn như đọc và gạch dưới sách giáo khoa, bài tập được rút gọn thành điền vào chỗ trống, học sinh phải ghi nhớ câu trả lời để sử dụng trong tương lai.

Năm 2019, New Talent tính phí khoảng 7.000 nhân dân tệ cho mỗi học kỳ. Giáo viên của trường được trả lương thấp và thường phải gánh vác các nhiệm vụ hành chính bên cạnh việc giảng dạy, khiến họ có ít thời gian để soạn giáo án.

Diệc Phi cũng là đứa trẻ đầu tiên trong trường có hình xăm. “Chúng rất thời trang. Vì vậy, tôi muốn thử. Một khi xăm hình đầu tiên, bạn sẽ muốn có cái thứ hai, rồi bị nghiện lúc nào không hay”, cô chia sẻ.

Mặc dù ngân sách eo hẹp, các cô gái không bao giờ mua hàng giả rẻ tiền. Thương hiệu nổi tiếng là một trong số ít phương tiện để đạt được sự công nhận và địa vị từ bạn bè, thứ mà họ luôn bị phủ nhận bởi giáo viên của mình.

Không được công nhận

Sau khi lột xác về tính cách và gout thời trang, Diệc Phi bắt đầu lao vào các cuộc hẹn hò. Nhưng hầu hết mối quan hệ chỉ kéo dài vài ngày. Tuy nhiên, khi gặp Gaoheng vào cuối năm lớp 7, mọi thứ dần thay đổi. Tình yêu của họ được duy trì đến khi làm lễ tốt nghiệp.

Nếu Diệc Phi là thủ lĩnh của các nữ sinh New Talent thì Gaoheng lại tiêu biểu cho kiểu nam tính được lý tưởng hóa bởi những đứa trẻ trôi nổi.

Đôi trẻ được giáo viên chú ý và đưa lên đầu danh sách theo dõi. Trong suốt một năm, bất cứ khi nào nhìn thấy Diệc Phi đi chơi với Gaoheng - ngay cả khi họ chỉ tình cờ đi cạnh nhau - thì thầy giáo lại gọi cô vào văn phòng để mắng mỏ và sỉ nhục.

Đối với Diệc Phi và những người bạn, hình thức kỷ luật của nhà trường là sự đối xử bất bình đẳng với học sinh.

Khi mối quan hệ với trường học trở nên tồi tệ, họ tìm kiếm cách khác để được công nhận. Chẳng hạn, chơi mạt chược, đến câu lạc bộ đêm. Bất chấp tấm biển tuyên bố “cấm trẻ vị thành niên”, những không gian giải trí này nhìn chung rất thu hút các khách hàng trẻ tuổi muốn giết thời gian.

Mẹ của Diệc Phi thông cảm với sở thích của con gái, chỉ yêu cầu cô phải cẩn thận và không bao giờ ngủ ở một nơi xa lạ. Cha của Gaoheng đã mắng anh gay gắt nhưng thực sự không có cách nào để ngăn cản con trai.

tre hu o trung quoc anh 3

Hệ thống giáo dục nặng thi cử, đầy rẫy sự bất công tại xứ Trung. Ảnh: China Daily.

Sau khi nói chuyện với họ, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng thành tích học tập tệ hại và sự thờ ơ với bài tập về nhà là kết quả gần như không thể tránh khỏi của hệ thống trường học hướng đến thi cử, bất bình đẳng.

Giống như hầu hết thanh thiếu niên, Diệc Phi và bạn bè của cô đều mong muốn được khen ngợi. Nhưng cả gia đình và trường học đều không làm điều đó. Điều này khiến họ tìm kiếm sự công nhận ở những khía cạnh khác như trang điểm, hình xăm, giày hàng hiệu, các mối quan hệ lãng mạn và câu lạc bộ đêm.

Tuy đã rời khỏi trường học, họ sẽ không từ bỏ chính mình như cách các giáo viên tuyên bố. Diệc Phi đã đăng ký tham gia một chương trình đào tạo nghề thương mại điện tử sau khi tốt nghiệp.

“Tôi muốn có sự nghiệp thành công của riêng mình. Tôi sẽ không để cuộc sống của mình phụ thuộc vào đàn ông”, cô gái bày tỏ.

Người Trung Quốc nghiện rượu giá rẻ

Từng là biểu tượng của sự sang trọng, thị trường rượu vang ở Trung Quốc đang bị chi phối bởi phân khúc rẻ tiền hơn. Một trong số đó là loại rượu “996-es” được bày bán trên mạng.

Cảm xúc tiêu cực tuổi 20

The Inner Game of Tennis là tác phẩm nổi tiếng được viết bởi Gallwey - một huấn luyện viên tennis chuyên nghiệp ở miền nam California. Đây cũng là cuốn sách giúp Bill Gates thoát khỏi thói quen tự trách khi gặp thất bại và hình thành phong cách lãnh đạo của ông. "Đó là cuốn sách hay nhất về tennis mà tôi từng đọc, và những lời khuyên sâu sắc trong đó có thể áp dụng cho nhiều khía cạnh khác của cuộc sống", nhà sáng lập Microsoft viết.

Thảo Ngân

Bạn có thể quan tâm