Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những đứa trẻ 'tái sinh' ở Mỹ sau khi thoát bàn tay phù thủy

Những trẻ em bạch tạng ở Tanzania, bị mất răng, tay hay thậm chí cả xương sườn, được tới Mỹ để học cách bắt đầu cuộc sống mới sau khi thoát khỏi các phù thủy ở quê nhà.

nhung dua tre bach tang o Tanzania anh 1
Cứ 1.400 trẻ em ở Tanzania có 1 em bị mắc bệnh bạch tạng do di truyền và thiếu melanin. Đây là tỷ lệ cao nhất châu Phi. Những thầy phù thủy tin rằng bộ phận cơ thể của trẻ em bạch tạng có thể được dùng làm độc dược hoặc bùa chú. Điều này khiến các em đối mặt với nguy cơ bị tấn công một cách tàn bạo.
nhung dua tre bach tang o Tanzania anh 2
Kẻ săn trẻ bạch tạng tìm cách bắt cóc nạn nhân và cắt các bộ phận cơ thể rồi bỏ mặc các em tới chết. Những đứa trẻ trong bộ ảnh này được đưa tới Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia để lắp chân, tay giả và làm quen với cuộc sống mới trước khi trở về quê hương.
nhung dua tre bach tang o Tanzania anh 3
Nhiều người châu Phi tin rằng bạch tạng là hiện thân của ma quỷ và có thể đem lại xui xẻo. Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 75 người bạch tạng Tanzania tử vong trong giai đoạn 2000-2015. Con số thực tế có thể lớn hơn rất nhiều. Ảnh chụp một em bé đang làm quen với đôi tay giả. 
nhung dua tre bach tang o Tanzania anh 4
Các em sẽ ở lại Mỹ trong khoảng 2-3 tháng và trải qua quá trình trị liệu tâm lý. Trước đó, các em đã được học tiếng Anh để có thể giao tiếp với y tá và bác sĩ trong bệnh viện.
nhung dua tre bach tang o Tanzania anh 5
Những đứa trẻ Tanzania tỏ ra rụt rè và luôn đi cùng nhau trong những ngày đầu tiên đến Mỹ. Sau khi đã quen với môi trường mới, chúng trở nên cởi mở, thân thiện hơn và sẵn sàng tham gia vào quá trình học cách sử dụng tay, chân giả.
nhung dua tre bach tang o Tanzania anh 6
Những đứa trẻ tự tin trong chiếc kính râm và bước vào phòng khám.
nhung dua tre bach tang o Tanzania anh 7
Các em học cách ăn, uống, giặt giũ và phơi quần áo với chính đôi tay giả của mình.
nhung dua tre bach tang o Tanzania anh 8
Chính phủ Tanzania đang tìm mọi cách để giảm thiểu nạn mê tín dị đoan và sức ảnh hưởng của những thầy phù thủy, lực lượng chính gây ra những vụ tấn công người bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, kết quả của những nỗ lực này vẫn chưa rõ ràng. Ảnh chụp những trẻ em bạch tạng Tanzania tràn đầy tự tin và vui vẻ bên bàn ăn tại Mỹ.
Người bệnh bạch tạng bị săn đuổi ở Malawi Tại Malawi, các cuộc tấn công người bệnh bạch tạng đang gia tăng. Họ bị giết hại để lấy các bộ phận cơ thể khi có một số quan niệm sai rằng sở hữu chúng có thể giúp giàu có.

Nỗi sợ bị chặt tay chân của người bạch tạng Malawi

Ở châu Phi, không ít người tin rằng xương và các bộ phận cơ thể của người bạch tạng có thể bán được ở chợ đen. Bởi vậy, mỗi khi ra đường, những người bạch tạng luôn lo sợ bất trắc.

Những người bạch tạng bị săn đuổi lấy xác ở châu Phi

Người bệnh bạch tạng ở Malawi luôn sống trong nỗi sợ bị giết hại và các bộ phận cơ thể bị đem bán ngoài chợ đen cho những người tin rằng chúng sẽ đem lại may mắn và tiền tài.

Thế Long

Ảnh: Reuters

Bạn có thể quan tâm