Xe kéo, bản đồ tác chiến, điện thoại quay tay, những vật dụng thường ngày trở thành lá chắn trong chiến tranh... đang được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.
|
Gần 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh tái hiện cuộc chiến đấu anh dũng, quả cảm của quân và dân Hà Nội một thời đã qua được đưa ra trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long.
|
|
Triển lãm do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội tổ chức.
|
|
Triển lãm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Di sản Việt Nam (23/11), 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12) và 72 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12).
|
|
Triển lãm với ba chủ đề lớn: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, Hà Nội - 60 ngày đêm khói lửa (19/12/1946 đến 17/2/1947), Giải phóng thủ đô (10/10/1954)...
|
|
Qua triển lãm, công chúng có dịp hiểu hơn về quá trình chiến đấu anh dũng, gian khổ của quân và dân thủ đô thông qua các tài liệu, hiện vật như: Truyền đơn “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời thề độc lập”, bức tranh “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” của Lê Phả (năm 1945), vỏ đạn đại bác 75 ly từ Pháo đài Láng bắn vào nội thành Hà Nội đêm 19/12/1946, mở đầu Toàn quốc kháng chiến, vỏ bom ba càng của cảm tử quân Hà Nội…
|
|
Hòm phiếu bầu cử tại Sơn Tây - Hà Nội năm 1946.
|
|
Phiếu Tổng tuyển cử ngày 28/12/1945 để bầu Đại biểu quốc dân Đại hội.
|
|
Bản đồ tác chiến cùng những chiếc điện thoại quay tay. |
|
Súng Mut-cơ-tông của các chiến sĩ bộ đội sử dụng trong chiến đấu.
|
|
Cờ tự vệ. |
|
Vũ khí sử dụng trong chiến đấu ở chợ Đồng Xuân năm 1946 - 1947.
|
|
Bức thư của Bác Hồ gửi nhân dân toàn quốc.
|
|
Súng Bren thu được của Pháp.
|
|
Bộ trang phục của chiến sĩ vệ quốc quân năm 1946.
|
|
Bức tranh sơn dầu "Người quyết tử quân".
|
|
Những vật dụng thường ngày trở thành lá chắn trong chiến tranh.
|
|
Những vật dụng thân quen của người dân Hà Nội những năm 1945 - 1946. |
|
Xe kéo của người Hà Nội xưa. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 3/1/2017. |
Những hiện vật sống mãi với thủ đô
Hà Nội
triển lãm
hiện vật
chiến tranh
thời chiến
ký ức