Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những hình ảnh không thể quên trong thảm kịch tàu Sewol

Người mẹ gào khóc gọi tên con giữa những tiếng sóng xô bờ hay dòng người xếp hàng dài để tỏ lòng thương tiếc nạn nhân là những cảnh xúc động trong tai nạn tàu Sewol năm 2014.

Tàu Sewol, tải trọng 6.835 tấn, thực hiện hải trình từ Incheon tới Jeju, Hàn Quốc đã lật nghiêng sau đó chìm ở vùng biển cách đảo Byungpoong, Hàn Quốc khoảng 20 km, khiến 304 người chết và mất tích vào ngày 16/4/2014.
Phần đáy tàu Sewol nổi lên mặt nước sau tai nạn ngày 16/4/2014, trong hành trình từ cảng Incheon tới đảo nghỉ dưỡng Jeju. Con tàu với tải trọng 6.835 tấn lật nghiêng và chìm ở vùng biển cách đảo Byungpoong, Hàn Quốc khoảng 20 km. Tàu Sewol chở 450 người, chủ yếu là học sinh trường trung học Danwon. Các em lên tàu trong chuyến dã ngoại ở đảo Jeju. Ảnh: Yonhap
Hành khách sống sót sau thảm kịch
Lực lượng cứu hộ đưa những người sống sót vào bờ. Thảm họa làm 295 người chết và 9 người mất tích. Vụ tai nạn được mệnh danh là "Thảm họa Titanic" của người Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Thuyền trưởng tàu Sewol, Lee Jun Seok, mặc quần cộc thoát khỏi tàu Sewol, để lại hàng trăm hành khách đang gặp nguy hiểm.

Thuyền trưởng tàu Lee Jun Seok mặc quần cộc thoát khỏi tàu Sewol, để lại hàng trăm hành khách đang gặp nguy hiểm. Tổng thống Park Geun Hye ví thuyền trưởng là "kẻ sát nhân". Ngày 11/11/2014, tòa án Hàn Quốc kết án 36 năm tù với ông Lee vì tội sơ suất gây tai nạn nghiêm trọng. Trong khi đó, theo các điều tra viên, đội cảnh sát biển có ít nhất 47 phút để giải cứu hành khách nhưng họ lại thờ ơ với công tác cứu hộ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến số người thiệt mạng tăng cao. Ảnh: Yonhap

Thân nhân hành khách gào khóc trong sự đau khổ và tuyệt vọng.
Thân nhân hành khách gào khóc trong sự đau khổ và tuyệt vọng khi chờ tin về quá trình cứu hộ trên cảng Jindo. Ảnh: Getty
Một phụ huynh học sinh gọi tên con

"Con gái của tôi đang ở ngoài đó, giữa dòng nước lạnh giá", thân nhân hành khách trên tàu Sewol bật khóc và nói.  Ảnh: EPA

Một người đàn ông cầu nguyện tại cảng Jindo sau khi thả thuyền giấy kèm những lời nhắn cho những nạn nhân của thảm họa
Một người đàn ông cầu nguyện tại cảng Jindo sau khi thả thuyền giấy kèm những lời nhắn cho nạn nhân của thảm họa. Ảnh: AP
Thân nhân hành khách đặt một chiếc giày trái tại cảng Jindo cùng lời nhắn: “Con yêu, các bạn mua tặng con một đôi giày rất đẹp. Mẹ, chị và anh trai đang đợi con trở về”. Ảnh: AFP
Một người phụ nữ đặt chiếc giày trái tại cảng Jindo cùng lời nhắn: “Con yêu, các bạn mua tặng con một đôi giày rất đẹp. Mẹ, chị và anh trai đang đợi con trở về”. Ảnh: AFP
Tổng thống Park Geun Hye hỏi thăm bé Ji Yeon (5 tuổi) sau khi bé được cứu. Bé gái duy nhất trong một gia đình 4 người sống sót sau khi được bố mẹ và anh trai nhường cho chiếc áo phao duy nhất.
Tổng thống Park Geun Hye hỏi thăm bé gái gốc Việt Kwon Ji Yeon (5 tuổi). Yeon là bé gái duy nhất trong một gia đình 4 người sống sót sau khi được bố mẹ và anh trai nhường áo phao. Ảnh: Yonhap

Thủ tướng Hàn Quốc bị thân nhân hành khách ném chai nước hôm 17/4/2014 ở đảo Jindo. Thảm kịch thổi bùng lên sự phẫn nộ trong dân chúng Hàn Quốc. Họ cho rằng, phản ứng chậm chạp của giới chức nước này đã biến vụ chìm tàu gần bờ thành tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất Hàn Quốc trong 2 thập kỷ qua. Ảnh: AP

Hàng trăm thân nhân hành khách tập trung tại nhà thể chất trên đảo Jindo.  Ảnh:  Getty
Hàng trăm thân nhân hành khách tập trung tại nhà thể chất trên đảo Jindo để chờ thông tin nạn nhân. Thảm họa chìm tàu ảnh hưởng sâu sắc tới người dân Hàn Quốc. “Tôi cứ ngỡ trái tim mình đã tan nát. Mọi người đều đau xót", Ryu Chang Ryul, một người dân sống gần trường học Danwon, chia sẻ. Ảnh: Getty
Một bé gái viết lời cầu nguyện dành cho các nạn nhân thảm kịch.
Một bé gái viết lời cầu nguyện dành cho các nạn nhân. Người dân Hàn Quốc lập bàn thờ tưởng niệm tạm thời cho những người xấu số tại phòng tập thể thao của một sân vận động ở thành phố Ansan. Ảnh: Getty
Khoảnh khắc một người cha của nạn nhân vụ chìm tàu đau đớn trước nỗi đau mất con. Ảnh: EPA
Khoảnh khắc một người cha đau đớn trước nỗi đau mất con. Ảnh: EPA                   
Những người đưa tiễn xếp hàng dài tỏ lòng thương tiếc các nạn nhân trong vụ đắm phà Sewol, gần một bàn thờ tưởng niệm tạm thời ở Ansan, Hàn Quốc, ngày 27/4/2014.
Dòng người xếp hàng dài để tỏ lòng thương tiếc các nạn nhân trước bàn thờ tưởng niệm tạm thời ở thành phố Ansan, ngày 27/4/2014. Ảnh: Reuters
Nhiều người giữ chặt tấm ảnh người thân và ngồi trên một con đường gần Phủ
Nhiều người giữ chặt tấm ảnh người thân và ngồi trên một con đường gần Phủ Tổng thống Hàn Quốc. Ảnh: AP
Người dân Hàn Quốc gấp hàng nghìn thuyền giấy và đặt chúng tại bàn thờ chung dành cho các nạn nhân
Người dân Hàn Quốc gấp hàng nghìn thuyền giấy và đặt chúng tại bàn thờ chung nạn nhân tàu Sewol ở thành phố Seoul. Một năm sau thảm họa, tàu vẫn mắc kẹt dưới đáy biển cùng thi thể bên trong. Nỗi đau quá lớn đã khiến nhiều bà mẹ coi bản thân là tội nhân vì không thể tìm thấy con.  Ảnh: AP

Toàn cảnh thảm kịch tàu Sewol chấn động Hàn Quốc

Tàu Sewol lật nghiêng rồi chìm ở vùng biển cách đảo Byungpoong, Hàn Quốc khoảng 2,7 km, khiến 304 người chết và mất tích vào ngày 16/4/2014.

Nỗi đau khôn nguôi của gia đình nạn nhân tàu Sewol

Một năm sau thảm kịch tàu Sewol, nhiều gia đình chưa thể đón thi thể người thân để an táng. Họ cáo buộc chính phủ cố tình che giấu nguyên nhân thực sự của vụ tai nạn.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm