Tới nay, cầu Long Biên đã hơn 100 tuổi, khoác lên mình màu sắc cũ kỹ dù được tu sửa nhiều lần. |
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. |
Cây cầu này gắn liền với lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, chứng kiến bao đổi thay của Thủ đô Hà Nội. Những giá trị của quá khứ như vẫn lắng đọng trên từng nhịp cầu. |
Cây cầu dưới ánh hoàng hôn. Tia nắng buông quyện với màu vàng, nâu của cầu Long Biên tạo nên khung cảnh lãng mạn trên sông. |
Cảnh hoàng hôn trên cầu Long Biên khơi gợi nhiều cảm xúc, là nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhiếp ảnh gia. |
Đi dọc cầu, bạn sẽ thấy bãi bồi xanh ngát với vườn chuối, ruộng râu bạt ngàn. Đối diện là câu cầu Chương Dương hiện đại, ồn ào và huyên náo. |
Ta dễ dàng gặp những hàng rong buôn bán vài thứ quà quê như quả cóc, quả ổi, củ đậu hay mớ tôm, mớ cá vừa đánh bắt dưới sông được người dân mang lên cầu. |
Khi tối hẳn, các hàng trà đá, trà chanh bày ra với vài ba chiếc chiếu giản dị. Bạn sẽ thấy cảm giác thanh bình, xen lẫn chút xưa cũ. Điều đó đối lập với bên kia, cầu Chương Dương nhộn nhịp, đèn sáng lung linh, tượng trưng cho nhịp sống hiện đạị. |
Cầu Long Biên có các phần đường dành cho người đi bộ, xe cơ giới và tàu hỏa. |
Đây cũng là cây cầu hiếm hoi ở nước ta, các phương tiện di chuyển phía bên trái đường. |
"Phía sông Hồng / Những cánh buồm / những cánh buồm nâu / Những con thuyền dắt nhau về đâu / Bãi dâu chiều khuất xa / Mãi vẫn là tuổi thơ tôi - Hà Nội"... là những lời hát nhạc sĩ Nguyễn Cường khéo léo khắc họa về cây cầy gắn bó với bao thế hệ trong tác phẩm Nhớ tuổi thơ Hà Nội. |
Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 2 km, nhưng cuộc sống của người dân nơi đây dường như hoàn toàn tách biệt. |
Đây là nơi sinh sống của những người dân lao động nghèo. |
Họ sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, nông nghiệp và lao động thuê. |