Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những khoảnh khắc 'không đỡ nổi' trong lịch sử Oscar

Lễ trao giải Oscar 2011 đã phải trải qua một tối dài ngoằng, thậm chí chán ngán với màn dẫn chương trình “kém duyên” của hai MC - James Franco and Anne Hathaway.

Những khoảnh khắc 'không đỡ nổi' trong lịch sử Oscar

Lễ trao giải Oscar 2011 đã phải trải qua một tối dài ngoằng, thậm chí chán ngán với màn dẫn chương trình “kém duyên” của hai MC - James Franco and Anne Hathaway.

Lễ trao giải Oscar là sự kiện được trông đợi nhất trong năm của làng điện ảnh và cũng là lễ trao giải tốn không ít giấy mực của báo giới. Đi kèm với Oscar luôn là các tính từ như “trang trọng, giải trí, hài hước, tinh tế”. Thậm chí cả việc các sao mặc gì đến Oscar cũng đủ để xôn xao.

Tất nhiên, cả những lỗi nhỏ nhất đến những khoảnh khắc tệ hại trong lịch sử của lễ trao giải cũng sẽ được mang ra để bàn tán. MC chính của năm nay là Seth MacFarlane, người sáng lập ra bộ sitcom nổi tiếng Family guy. Hy vọng MacFarlane sẽ rút kinh nghiệm từ các khoảnh khắc tệ hại dưới đây.

Thảm họa vừa hát vừa đọc trao giải!

Các nhà sản xuất luôn tìm kiếm những ý tưởng đặc biệt để đưa vào lễ trao giải Oscar. Vào Oscar 1986, bộ ba diễn viên Mel Brooks, Pat Morita và Telly Savalas đã hát lại bài A fugue for tinhorns trong phim Guys and dolls thay cho lời trao giải với hy vọng, đây sẽ là một sự kết hợp giữa nhạc kịch và lời trao giải. Các nhà sản xuất lại một lần nữa nhầm lẫn và phần trình diễn này trở thành thảm họa!

Trò lố của Julia Roberts và Denzel Washington (2002)

Đôi bạn Julia Roberts và Denzel Washington đã rất thân từ hồi đóng phim Pelican brief. Như thường lệ, người thắng giải năm trước sẽ công bố kết quả của năm tới, và khi mở kết quả ra, Roberts đã quá hứng khởi cho Washington.

Cô đã nói rằng: “Tôi yêu cuộc sống của mình” trước khi đọc tên của nam diễn viên, sau đó cả hai cùng hôn nhau trên sân khấu. Khi Washington đang đi khỏi sân khấu, cô lại trở nên quá khích, cứ ôm lấy cổ của nam diễn viên.

Câu nói gây tranh cãi “Ta là vua của thế giới !” (1998)

Một trong những trường hợp bị phản ứng dữ dội vì bài phát biểu khi nhận giải Oscar thuộc về đạo diễn James Cameron. Trong bài phát biểu khi nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất năm 1998 cho phim Titanic, Cameron có nói: “Tôi là vua của cả thế giới", theo một lời thoại kinh điển trong phim. Thế nhưng, mọi người lại nghĩ James Cameron nói ông chính là “Vua của thế giới đạo diễn!".

Màn dẫn chương trình tẻ nhạt của James Franco và Anne Hathaway (2011)

Với lượng người xem chương trình ngày một rớt xuống, những người sản xuất không thể tìm ra một người dẫn chương trình nào vừa hài hước, lại vừa không làm mất thiện cảm với những fan ruột của Oscar từ lâu. Họ nảy ra một ý tưởng: Thuê hai diễn viên trẻ hàng đầu Hollywood là Franco và Hathaway, với hy vọng sẽ thu hút được giới trẻ xem chương trình.

Tuy nhiên, lễ trao giải Oscar 2011 đã phải trải qua một tối dài ngoằng với màn dẫn chương trình “chưa đủ duyên” của hai MC. Buổi lễ không thu hút được giới trẻ như mong đợi, mà thậm chí còn gây chán cho những fan của Oscar.

Khi ngôi sao lên nhận giải có “mục đích khác” (1978)

Vanessa Redgrave vừa là một nữ diễn viên, vừa là một nhà hoạt động chính trị. Vào năm 1977, bà thắng giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho phim Julia. Đồng thời trong năm, bà cũng tham gia sản xuất và phát hành phim tài liệu A pro-Palestine. Bà nói với các thành viên ban tổ chức rằng: “Tôi rất vui vì đến những tuần cuối, các bạn đã hiểu được bộ phim, và các bạn phải dũng cảm để đẩy xa sự đe dọa của những tên phục quốc Do Thái”.

Khi cụm từ “những kẻ phục quốc Do Thái” thoát ra từ miệng bà, thì lập tức bị mất hút trong tiếng la hò phản đối. Nhà biên kịch Paddy Chayefsky đã lên tiếng phản bác lại Redgrave: “Tôi cảm thấy khó chịu và mệt mỏi với những người lợi dụng các giải thưởng như công tác tuyên truyền cho cá nhân”.

Michael Moore chỉ trích tổng thống Bush (2003)

Bài phát biểu của Michael Moore khi thắng giải phim tài liệu xuất sắc nhất, Bowling for Columbine vào năm 2003 đã dấy lên hai làn sóng: Một bên kịch liệt phản đối, một bên ủng hộ nhiệt tình. Tuy bài phát biểu có phần nhẹ nhàng hơn của Vanessa Redgrave, nhưng cũng đủ để liệt vào một trong những khoảnh khắc đáng quên của lễ trao giải Oscar.

Đạo diễn Moore đã nói: “Chúng ta không thích thế giới giả tưởng mà chúng ta đang sống. Chúng ta đi bầu cho một cuộc bầu cử hết sức giả và cũng làm nên một vị tổng thống hết sức giả. Người mà ngày ngày gửi chúng ta tới chiến trường với những lí do hết sức hoang đường”. Phòng trường hợp mọi người không thể hiểu ông đang nói cái gì, ông đệm thêm câu: “Chúng tôi kịch liệt phản đối chiến tranh, ngài Bush ạ. Thật đáng hổ thẹn”.

Sau đó khá lâu, người dẫn chương trình Bob Hope đã công bố một bức thư về vấn đề này: “Viện hàn lâm Hoa Kỳ lên tiếng rằng sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ liên quan đến chính trị nào trên chương trình, và chúng tôi rất lấy làm tiếc với bài phát biểu của họ”.

Marlon Brando không lên nhận giải (1973)

Thay vì lên nhận giải thưởng của mình vào năm 1973 cho hạng mục Nam diễn viên xuất sắc nhất trong The godfather, Marlon Brando lại cho một người phụ nữ da đỏ Mỹ tên Sacheen Littlefeather, lên nói lời từ chối nhận giải và đòi lại quyền công bằng cho dân da đỏ. Sau sự kiện trên, Viện hàn lâm ra luật mới, theo đó không cho phép bất cứ ai ngoài người đoạt giải lên nhận giải và phát biểu.

Disney kiện Viện hàn lâm vì Bạch Tuyết (1989)

Một màn biểu diễn khét tiếng mà đến tận bây giờ vẫn có thể làm xấu hổ các nhà sản xuất chương trình Oscar diễn ra trong lễ trao giải năm 1989. Màn trình diễn được dựng bởi Allan Carr, dựa trên một phim "bom tấn" của ông mang tên Grease. Màn mở đầu của Carr là một cơn ác mộng dài 10 phút, trong đó nàng Bạch Tuyết đến chơi Hollywood và hát ở Shrine Auditorium. Sau đó, cô tiếp tục chạy show ở Copacabana Club với các màn hát múa, nhảy nhót cùng với Rob Lowe (Lowe đang tai tiếng lúc bấy giờ với một scandal phim "nóng").

Sau màn biểu diễn đó, hãng phim Disney đã đâm đơn kiện Viện hàn lâm vì vi phạm bản quyền khi sử dụng nhân vật Bạch Tuyết của họ một cách bừa bãi. Không dừng lại ở đó, 17 ngôi sao Hollywood gồm Paul Newman, Julie Andrews, Gregory Peck… đã ký tên vào một lá thư, tố chương trình “là một sự hổ thẹn cho cả Viện hàn lâm, cùng như cả ngành công nghiệp phim ảnh”.

Hy vọng trong lễ trao giải Oscar 2013 diễn ra vào ngày 25/2 tới (theo giờ Việt Nam) sẽ không có những phút giây tồi tệ như vậy.

Theo Tiin

 

Theo Tiin

Bạn có thể quan tâm