Rừng ma và chim ma ở Ninh Thuận, Việt Nam
Những hiện tượng bí ẩn về “con ma rừng” về bắt vạ dân làng, gây chết người, bệnh tật ở huyện Ninh Sơn đã biến nơi đây trở thành “vùng cấm địa”. Sự huyền bí của “rừng cấm” còn mờ ảo bởi những tượng “chim ma” chập chờn bên nhà mồ...
Người Raglai vẫn lưu giữ nhiều tập tục xa xưa, trong đó có tục “bỏ mả” đối với người chết. Họ tin rằng những khu rừng mà có chôn người chết thì phải kiêng kị, không được tự ý bén mảng đến vì rất sợ “con ma rừng” theo về gây hoạ cho dân làng. Già Âu trong làng kể, khi một người Raglai về với Yàng (Trời, Thần linh) sẽ trải qua lần lượt các việc xung quanh như sau: Dù già hay trẻ, chỉ được để thi thể ở nhà không quá 24 tiếng (vòng lặp lại đúng một ngày, chết trưa ngày nay, trưa ngày mai phải đi chôn).
Người quá cố sẽ được mang ra “rừng ma” chôn cất. Người Raglai không liệm xác. Họ quan niệm phải chôn người chết nhanh, để lâu vong hồn người chết sẽ lưu luyến và ở lại gây hại cho người sống. Khi người đã khuất được đưa ra “rừng ma”, nếu người nhà đã làm lễ “bỏ mả” (chia tài sản cho người chết), người thân sẽ không bao giờ được lui tới để chăm sóc phần mộ, kể cả ngày lễ, tết và ngày giỗ.
Trong rừng ma, huyệt mộ không đào sâu, những ngôi mộ chỉ đắp đất nhô cao chừng gang tay. Những ngôi mộ được che nắng che mưa bởi một căn nhà nhỏ. Sau khi hoàn thành xong việc chôn cất, làm xong lễ “bỏ mả” cho người chết, mọi người tản ra thành nhiều hướng khác nhau để về làng, không ai được đi lại con đường lúc khiêng người chết đi chôn. Họ sợ rằng, linh hồn người chết, những “con ma rừng” có thể theo dấu chân, hơi thở người thân về bản làng và tai họa sẽ ập đến.
Nói đến việc “chim ma” là chim gì, chính những người Raglai nơi đây vẫn chưa thống nhất được. Có người nói đó là con Katơrau (chim cu) để gáy báo giờ giấc trong ngày. Có nhận định đó là chim đen paly, được nhắc trong một truyền thuyết, đây là loài chim nhỏ đã anh dũng kiên cường cùng dân làng tiêu diệt quỷ dữ... Trong tâm thức người Raglai cho rằng, “chim ma” mang một thông điệp sâu xa, biểu tượng ý nghĩa muốn gửi gắm giữa người sống và người chết, là một nét đặc trưng, một bí ẩn khiến cho những cánh “chim ma” càng trở nên ma mị.
Những hiện tượng bí ẩn trong khu rừng ‘Tam giác quỷ Bermuda’
Nằm rìa thành phố Cluj Napoca, vùng Transylvania, Romania, khu rừng Hoia Baciu nổi tiếng thế giới lần đầu tiên vào khoảng năm 1960 khi nhà sinh học Alexandru Sift phát hiện một vật thể lạ có hình dạng giống chiếc đĩa bay bay trên bầu trời gần khu vực rừng trong lúc ông đi thực hiện nghiên cứu. Vào tháng 8/1968, một kỹ sư quân sự tên Emil Barnea cũng đã ghi lại được bức hình về chiếc đĩa bay tại khu rừng Hoia Baciu. Bức ảnh về vật thể lạ của ông trở thành đề tài nóng hổi của những người săn lùng đĩa bay ngoài trái đất.
Bí ẩn của khu rừng Hoia Baciu còn nằm ở sự xuất hiện những quả cầu ánh sáng ngay trên nền khu vực tăm tối nhất. Thứ ánh sáng này đã khiến cho các thiết bị đèn chiếu sáng hay máy dò nhiệt trở nên vô hiệu hóa.
Không dừng lại ở đó, Hoia Baciu còn được nhiều người biết đến với danh hiệu "Tam giác quỷ Bermuda" ở Romania. Sở dĩ khu rừng này được gọi với tên như vậy bởi có không ít những câu chuyện kỳ bí liên quan đến sự mất tích bí ẩn hay cảm giác sợ hãi, bất an mỗi khi du khách bước chân vào Hoia Baciu. Người dân địa phương nơi đây còn kể lại rằng, ngày xưa có một người chăn cừu đã lùa 200 chú cừu vào rừng nhưng sau đó, cả người và cừu đều không thấy trở về.
Nhiều du khách liều lĩnh tới thăm rừng Hoia Baciu đều ra về trong sự sợ hãi và thổ lộ, họ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, cơ thể phát ban một cách bí ẩn, thậm chí còn bị trầy xước và bỏng 1 cách. Người khác lại cho rằng, khi bước vào khu rừng, họ không nhớ điều gì đã xảy ra như có một thế lực siêu nhiên nào điều khiển họ.
Khu rừng Hoia Baciu còn ẩn chứa những loài cây với dáng vẻ thân kỳ dị. Cụ thể, những chiếc cây này có phần gốc uốn cong một góc 90 độ và vươn thẳng lên trời. Với dáng vẻ kỳ dị đó cùng lời đồn đại nhiều người nghe thấy tiếng người nói vọng ra hay màn sương bỗng nhiên trở nên dày đặc xuất hiện lúc chạng vạng ở khu rừng cây mà không ít người cho rằng, những cái cây với thân hình kỳ lạ này là nơi lưu giữ linh hồn của những người đã khuất.
Truyền thuyết bí ẩn về khu rừng càng được đẩy lên cao khi Hoia Baciu sở hữu một bãi đất trống nằm ở giữa khu rừng. Nhiều người đồn thổi rằng, có lẽ khu đất đó ẩn chứa một điều thần bí nào nên cây cối mới không thể mọc được cây như vậy.