Trong giai đoạn này, cha mẹ cần nắm được những kỹ năng nào là cần thiết để hỗ trợ con trẻ học hỏi và phát huy được tối đa khả năng của mình.
Khả năng thu thập và ghi nhớ thông tin
Hàng ngày ngoài những bài học trên lớp, cha mẹ có thể quan sát cách trẻ thuật lại câu chuyện trong những cuộc nói chuyện trong gia đình, những chương trình con xem, những khu vui chơi mà con đến để đánh giá khả năng tiếp nhận xử lý thông tin của con.
Thường xuyên làm giàu vốn kiến thức của trẻ bằng những kiến thức tự nhiên xã hội. |
Ví dụ, sau một chuyến đi chơi, cha mẹ hãy luyện cho con bằng cách hỏi và giúp con thuật lại được những hoạt động chính theo đúng thứ tự thời gian, tiếp đó là nâng cao bằng cách hỏi trẻ đâu là hoạt động trẻ thấy thú vị nhất để kích thích tư duy cho trẻ.
Những thông tin về hiện tượng thú vị như cầu vồng, sấm chớp, hay loài động vật nhỏ nhất thế giới, sinh vật nào tồn tại ngoài vũ trụ… qua nhiều mẩu chuyện khoa học và tự nhiên cũng giúp làm giàu kho kiến thức và là thước đo khả năng ghi nhớ của con. Vì vậy, cha mẹ cần dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để giúp con tiếp cận kho kiến thức khổng lồ và đa dạng này.
Khả năng quan sát và ước lượng
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ cần khả năng quan sát và phán đoán để thực hiện các hoạt động dễ dàng. Có những bạn nhỏ rất nhớ đường khi đi chơi trong khu vui chơi và có thể tìm nhiều lối đi vẫn dẫn về một điểm, lại có những bạn nhỏ gặp khó khăn trong việc định hướng và tìm ra nơi mình muốn tới, tất cả nằm ở khả năng quan sát và ước lượng ngay từ nhỏ.
Để nâng cao khả năng này, từ sớm cha mẹ có thể giúp con mình bằng các trò chơi có tính logic và yêu cầu sự tỉ mỉ như rubik, xếp hình, tìm điểm khác nhau…
Từ 6 đến 13 tuổi, trẻ cần tiếp thu kiến thức và nâng cao nhiều kỹ năng để chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành sau này. |
Khả năng cảm thụ và ghi nhớ
Đây là khả năng thiên về nghệ thuật của mỗi con người. Khả năng cảm thụ, rung động của trẻ xuất hiện từ sớm sẽ giúp cha mẹ rất nhiều trong việc định hướng sự phát triển của con sau này.
Âm nhạc và các thanh âm là thước đo khá rõ về khả năng cảm thụ nghệ thuật của trẻ, ngay cả khi trẻ không học nhạc nhưng có thể ghi nhớ bài hát, giai điệu hay tiết tấu cũng thể hiện khả năng cảm thụ và ghi nhớ của mình.
Cô Yulia Tregubova - tiến sĩ ngôn ngữ, quản lý học thuật tại Language Link Academic cho biết: “Việc khơi dậy khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không chỉ định hướng cho những trẻ có năng khiếu mà còn giúp các con giảm căng thẳng. Việc ghi nhớ giai điệu, tiết tấu cũng giúp ích nhiều cho khả năng tập trung của não bộ. Đây cũng là lý do Language Link Academic luôn tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, nơi các học viên được học và cảm thụ âm nhạc bên cạnh những chương trình học kiến thức mỗi khi hè về”.
Khả năng phản xạ
Khả năng phản xạ của trẻ không chỉ biểu hiện qua các hoạt động thể chất mà con thể hiện qua các trò chơi tương tác.
Phản xạ nhanh sẽ giúp trẻ hạn chế được những tổn thương và hoạt động linh hoạt hơn |
Để trẻ rèn luyện phản xạ, cha mẹ nên cho con chơi nhiều các hoạt động thể chất, tạo cơ hội cho con xử lý các tình huống khi bất ngờ gặp phải chướng ngại vật trên quá trình di chuyển để con quen dần với phản xạ tránh né, việc này sẽ hạn chế những tổn thương cho trẻ trong tương lai.
“Đấu trường mùa hè” - loạt trò chơi thử thách do Language Link thiết kế giúp rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và tổng hợp, quan sát và phản xạ cần thiết cho trẻ. Đấu trường có 5 trò chơi đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau với cấp độ từ dễ đến khó phù hợp cho trẻ từ 6 đến 13 tuổi. Độc giả có thể tham gia chinh phục những thử thách hoàn toàn miễn phí và nhận nhiều phần quà hấp dẫn từ Language Link Academic tại đây.