Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những lớp học đặc biệt chỉ có một thầy, một trò

Mặc dù chỉ có một học sinh, nhưng ở những ngôi trường này các hoạt động giảng dạy, sinh hoạt ngoại khóa vẫn diễn ra bình thường.

Lớp học ở vùng miền núi Enshi (Hồ Bắc, Trung Quốc)

Cô học trò 6 tuổi Liu Xinyi đến trường để học những bài học đầu tiên trong đời nhưng lớp học của em không có bất cứ bạn bè nào cả. Vậy là, Liu đã buộc phải học một mình với thầy giáo.

Ngoài giờ học, Liu cùng thầy giáo ăn cơm, vui chơi quanh sân trường và hỏi thầy về những điều em chưa biết. Đến chiều, sau khi buổi học kết thúc, thầy giáo lại đưa Liu vượt núi để về nhà.

Thầy giáo nói rằng, những năm trước học trò không ít như bây giờ nhưng không hiểu vì sao năm nay, cả xóm chỉ có 1 mình Liu vào lớp 1. Thế nhưng, để đảm bảo cho cô bé được học đúng tuổi, thầy giáo vẫn đứng lớp bình thường.

Trường tiểu học chỉ có một học trò ở Tiên Du (Phúc Kiến, Trung Quốc)

Nguyên nhân chủ yếu khiến cho ngôi trường này chỉ có duy nhất một học trò là việc di cư từ nông thông lên thành phố quá mạnh mẽ. Vì thế ở đây chỉ có duy nhất một học trò là cô bé Zhang Siqi và thầy giáo Zhang Wanjia.

Thầy giáo nói rằng: "Cô bé bị khiếm khuyết đĩa đệm ở xương sống nên không thể di chuyển quá xa. Vì thế, Bộ giáo dục đã quyết định duy trì ngôi trường này nhằm tạo điều kiện cho em được đi học".

Dù chỉ có một học sinh nhưng chương trình giảng dạy tại đây vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của quốc gia và thậm chí là cả công việc chào cờ, kéo cờ đầu tuần, 2 thầy trò cũng thực hiện nghiêm túc.

Ngôi trường có một học trò và hai thầy giáo ở Phúc Kiến (Trung Quốc) 

Chia sẻ về điều đặc biệt trong ngôi trường của mình, thầy Zheng Zhixiong nói rằng: "Khi được xây dựng vào năm 2005, trường đã có tới 24 lớp học. Tuy nhiên, 5 năm sau, học sinh cả trường chỉ còn có 80 em. Đến năm 2013 thì trường chỉ có duy nhất một học sinh tới lớp".

Mặc dù chỉ có một mình nhưng cậu học trò Hu Yang vẫn đến lớp đều đặn và chăm chú lắng nghe thầy giáo giảng bài.

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng "lớp học đặc biệt" này là hiện tượng di cư từ nông thôn ra thành phố. Những gia đình rời quê hương lên thành phố kiếm sống buộc phải mang theo con cái.

Trường tiểu học một cô, một trò ở thị trấn Alpette (Italia)

Mặc dù chỉ có một học trò nhưng nhà chức trách ở Italia vẫn quyết định duy trì nó với điều kiện phải có ít nhất một học sinh. Ở đây, giáo án vẫn được duy trì theo mô hình lớp có 20 học sinh. Điều này đôi khi vừa có lợi lại vừa bất lợi với cả thầy và trò.

Nhiều khi, do quá buồn, cô Isabella và học trò Sofia phải cùng nhau tưởng tượng ra những bạn học khác bằng cách bày sách vở ra những bàn trống.

Tuy nhiên, mẹ của Sofia lại tỏ ra rất thích thú với lớp học "một cô, một trò" như thế này. Bà cho rằng, ít học sinh như vậy sẽ giúp cô giáo tập trung vào việc giảng dạy và chỉ bảo tận tình hơn cho con gái mình.

Ngoài ra, để giúp cho Sofia có cơ hội giao lưu với các bạn, mỗi tuần 2 cô trò sẽ vào trường trong thành phố để gặp bạn bè cùng trang lứa với em. Dự kiến, vào năm sau, nhà trường sẽ có thêm nhiều học sinh được chuyển từ mẫu giáo lên.

http://www.tiin.vn/chuyen-muc/hoc/nhung-lop-hoc-dac-biet-chi-co-1-thay-1-tro.html

Theo PV/Báo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm