Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những luật lệ kỳ quặc ở The Voice Trung Quốc

The Voice Trung Quốc sắp bước sang mùa thứ hai, làn sóng những bạn trẻ có tham vọng nổi tiếng nhờ con đường ca hát cũng thêm tăng nhiệt, đặc biệt khi có những "bí kíp" thành công với The Voice được đăng tải trên mạng. 

Những luật lệ kỳ quặc ở The Voice Trung Quốc

The Voice Trung Quốc sắp bước sang mùa thứ hai, làn sóng những bạn trẻ có tham vọng nổi tiếng nhờ con đường ca hát cũng thêm tăng nhiệt, đặc biệt khi có những "bí kíp" thành công với The Voice được đăng tải trên mạng. 

Hiện nay, các cuộc thi tìm kiếm ca sĩ, giọng hát hay trong công chúng ở Trung Quốc xuất hiện ngày một nhiều. Từ những chương trình tự sản xuất trong nước như Happy Boys, Super Girls, Tôi phong cách tôi tài năng, The Voice, X Factor, Idol, Asian Wave, Chinese Idol, True Talent… Điều này khiến nhiều bạn trẻ nuôi giấc mộng nổi tiếng nhờ giọng hát, họ tìm mọi cách để được thành ngôi sao.

Cuộc thi The Voice năm nay của Trung Quốc trên Đài vệ tinh Chiết Giang đã bước sang mùa thứ hai, đây là chương trình "hot" nhất hiện nay, được quan tâm chú ý và thậm chí có diễn đàn mạng đã tổng kết ra quy luật riêng, nhờ đó giúp thí sinh chạm đến thành công cao hơn.

Thí sinh không chỉ hát mà còn biết kể chuyện… đời tư

Để ý kỹ có thể thấy, các thí sinh sau khi trình bày ca khúc sẽ được phép trình bày về hoàn cảnh gia đình, đời tư cá nhân. Thậm chí, nhà đài cũng tiếp tay bằng cách thực hiện một phóng sự về thân thế, đời tư thí sinh trước phần biểu diễn của họ. Chính những tâm sự hay câu chuyện thí sinh kể trong chương trình sẽ tạo nên sự đồng cảm đối với ban giám khảo và khán giả.

 
Giám khảo Happy Boys, nam diễn viên Trần Khôn từ chối nghe thí sinh kể lể.

Ví dụ trương cuộc thi Happy Boys năm nay tại khu vực thi Quảng Châu, thí sinh Giả Mạnh Cường với ca khúc Chị gái cùng câu chuyện đầy xúc động về người chị đã chiếm được cảm tình của số đông người xem lẫn bộ ba giám khảo Tạ Đình Phong, Thượng Văn Tiệp và Hoàng Kỷ San. Dù phần "trình bày kể lể" vốn đang bị các giám khảo khó tính thường gạt qua.

Gần đây nhất, trường hợp nam diễn viên Trần Khôn với vai trò giám khảo cuộc thi Happy Boys đã gạt tay,  nói chặn trước khi một thí sinh có ý định tâm sự chuyện gia đình: "Tôi không muốn nghe em kể chuyện".

Thế nhưng, với trường hợp của thí sinh Giả Mạnh Cường ngược lại. Sau khi trình bày ca khúc Căn bậc hai và tự đệm đàn guitar, giám khảo Thượng Văn Tiệp đã gợi chuyện và phát hiện anh chàng nhân viên bán giày dép 24 tuổi đến từ Tứ Xuyên còn có khả năng sáng tác, đồng thời được phép thể hiện ca khúc Chị gái tự sáng tác dành riêng cho người chị, dù người chị chưa được nghe bao giờ. Ca khúc khiến nam tài tử Hong Kong Tạ Đình Phong phải đứng bật dậy lễ thí sinh mấy vái vì bái phục, cả 3 giám khảo đều đồng ý cho Giả vào vòng trong.

 
Phần trình bày ca khúc Chị gái tự sáng tác của thí sinh Giả Mạnh Cường đã thực sự thu hút khán giả và sự bái phục của giám khảo Tạ Đình Phong.

Chính điều này vừa như vô tình lại vừa là cố ý, phải chăng khán giả và cuộc thi đã "trúng kế" của thí sinh? Nói một cách khách quan, để được chú ý và ghi điểm, thí sinh trước hết vẫn phải có thực lực. Nếu bạn không có thực lực, không có giọng hát thực sự nổi bật, cá tính, chắc chắn một điều, không ai muốn nghe bạn tâm sự hay kể lể dài dòng.

Theo nhận định của nhà sản xuất chương trình truyền hình nổi tiếng Đài Loan Vương Vỹ Chung, giám khảo tại cuộc thi Chinese Idol trên Đài vệ tinh Đông Phương năm nay, cho biết: "Thực tế không nên trách thí sinh là đạo đức giả hay kể lể, bởi có những câu chuyện, tình huống phát sinh hết sức tự nhiên. Ngoài ra, còn xét đến giữa giọng hát của thí sinh với hoàn cảnh câu chuyện, phần này còn là một trong những chủ đích của chương trình bắt buộc phải có".

Chọn hát ca khúc của giám khảo

Tham gia cuộc thi hát nên chọn ca khúc nào, điều này tất nhiên thí sinh không thể tùy tiện, thích hát bài nào thì chọn. Vì vậy, việc chọn bài  hát để thể hiện khi thi đấu không phải là một việc dễ dàng bởi có khi ngay bản thân thí sinh chưa chắc đã là người hiểu khả năng của họ nhất. Từ chương trình The Voice mùa đầu tiên, khả năng chọn bài hát của các thí sinh chênh lệch khá lớn.

Thí sinh nổi đình nổi đám năm đó, Lý Mạt Đại đến từ Hắc Long Giang đã rất thông minh khi chọn ca khúc Anh nhớ em của diva Tôn Yến Tư. Ngay lập tức chàng trai 24 tuổi đã thuyết phục giám khảo và khán giả, dù ở vòng Đối Đấu anh đã bị loại nhưng phần đông khán giả tin anh là người chiến thắng. Có lẽ đời tư bị phát tán ảnh giường chiếu với bạn tình đồng tính khiến thí sinh này bị "vạ lây".

 
Giám khảo Uông Phong sẽ nghiêm khắc với những thí sinh chọn bài hát của anh hoặc dòng nhạc rock của anh.

Trong khi Lý Mạt Đại chọn một mình một kiểu, các thí sinh khác đổ xô chọn ca khúc của nam ca sĩ nhạc rock Uông Phong (cố vấn The Voice mùa đầu và giám khảo mùa hai) lại đều thất bại. Nói về việc các thí sinh chọn ca khúc của mình, nam ca sĩ Uông Phong chia sẻ: "Tôi không thiên vị những thí sinh hát thể loại nhạc rock của tôi. Với những thí sinh như vậy tôi càng tỏ ra khắt khe hơn nhiều".

Với mùa thứ hai của The Voice năm nay, nhiều thí sinh rỉ tai nhau nên thể hiện các ca khúc của nữ ca sĩ Trương Tuệ Muội  một trong bộ tứ quyền lực ghế đỏ năm nay. Tuy vậy, có nhiều ý kiến cho rằng, đây là một cách không an toàn chút nào.

Nói tóm lại, việc thí sinh chọn ca khúc phù hợp không những phải bộc lộ được những ưu thế, điểm mạnh trong giọng hát. Hơn nữa còn khiến người nghe chú ý và ấn tượng ngay bởi giọng hát đặc biệt và có cá tính riêng. Việc chọn ca khúc một cách tùy tiện, chắc chắn sẽ mất điểm khi không thể hiện được lợi thế giọng hát của thí sinh. Hơn nữa, tại sân khấu của các cuộc thi ca nhạc, đặc biệt là The Voice được thiết kế nhiều thiết bị âm thanh hiện đại nhằm khai thác triệt để giọng hát của thí sinh. Riêng quanh khu vực dành cho khán giả được trang bị hệ thống 56 loa rời, còn tại sân khấu với 29 loa khác nhau.

Chọn đội có HLV thí sinh thích

The Voice mùa đầu tiên, đội nam ca sĩ Lưu Hoan tập trung phần lớn các thí sinh có giọng hát xuất sắc, đồng thời được coi là một đội mạnh và được nhiều khán giả đánh giá cao. Tuy nhiên, vì tính tự đào thải cao trong chính nội bộ đội đã khiến những thí sinh càng về sau trở nên mất điểm trước khán giả. Đồng thời những đội khác đã bắt đầu thể hiện được ưu thế của họ khi những vòng thi đấu quyết liệt còn diễn ra ở phía trước.

 
Quán quân Lương Bác (trái) và á quân Lý Mặc Sầu (giữa) tỏ ra là những gương mặt mờ nhạt từ những vòng đầu của The Voice.

Đặc biệt, quán quân Lương Bác hay á quân Lý Mặc Sầu năm đó, ngay từ những vòng đầu đều tỏ ra mờ nhạt và không được chú ý. Càng vào những vòng trong mới thể hiện khả năng ưu điểm vượt trội so với các thí sinh khác. Có ý kiến nhận định, khi đi thi nên bảo toàn lực lượng và tung ra những lúc cần thiết, phù hợp, tương tự như cuộc đua ngựa đường trường vậy.

HLV Dữu Trừng Khánh lại cho biết: "Những thí sinh có đặc điểm nổi bật nhất định sẽ được các HLV chú ý đến, tuy nhiên việc chọn HLV lại phụ thuộc ở thí sinh, vì vậy, điều cần thiết là thí sinh phải chọn HLV họ cảm thấy phù hợp với mình nhất".

Thí sinh tự tạo "bão dư luận"

Còn nhớ tại The Voice năm 2012, thí sinh Từ Hải Tinh được dư luận chú ý không phải ở giọng hát đặc biệt mà  ở những câu chuyện về xuất thân không thuận lợi của cô gái này. Những câu chuyện của Từ Hải Tinh không liên quan đến ca hát và khiến công chúng cảm thấy nhạt.

 
Thí sinh Từ Hải Tinh gây phản cảm khi tự đánh bóng bằngnhững câu chuyện ngoài lề về gia đình, khó khăn cuộc sống.

Ngược lại, thí sinh Kim Chí Văn lại khiến người hâm mộ cảm thấy thích thú khi thí sinh này cho chia sẻ những tác tác của chính mình trên mạng, điều này khiến khán giả thêm hiểu hơn về khả năng sáng tác của Chí Văn. Như vậy, hình ảnh của thí sinh trên sân khấu và ở ngoài đời cũng là những yếu tố góp phần vào thành công của mỗi thí sinh. Thế nhưng, thí sinh nào biết tận dụng điều này một cách đúng đắn, đặc biệt có liên quan đến âm nhạc, ca hát ắt sẽ tạo được sự đồng cảm và yêu mến của khán giả.

Ngoài ra, ban tổ chức cuộc thi The Voice của Trung Quốc năm nay cũng thành lập đội ngũ thành viên chuyên quan tâm đến những chuyện bên lề của thí sinh. Nếu bất kỳ thí sinh nào có những vấn đề làm ảnh hưởng không tốt đến cuộc thi cũng như hình tượng cá nhân, đặc biệt là những phát ngôn không liên quan đến âm nhạc sẽ lập tức bị liệt vào hành vi tạo scandal, đánh bóng tên tuổi. Những nhóm thành viên của ban tổ chức sẽ thông qua truyền hình, báo chí, diễn đàn mạng… để theo dõi thí sinh.

 
Kim Chí Văn thành công khi được chú ý nhờ khả năng tự sáng tác và thực lực.

Kinh nghiệm từ ca sĩ, nhạc sĩ trẻ Kim Chí Văn trưởng thành từ cuộc thi The Voice mùa đầu chia sẻ: "Mới ban đầu đi, thi tôi không nghĩ mình sẽ vào được sâu những vòng trong, vì vậy tâm lý rất thoải mái. Chỉ đến khi vào đến vòng bán kết, tôi có suy nghĩ phải giành danh hiệu quán quân. Kết quả là ngay từ vòng đầu đã bị loại. Như vậy yếu tố quan trọng nhất với các thí sinh là cách mọi người nhìn nhận về cuộc thi cũng như tâm thái khi đi thi như thế nào".

Theo Khám phá

Theo Khám phá

Bạn có thể quan tâm