Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những lưu ý khi đưa trẻ đến bệnh viện

Phần lớn trẻ em hoảng sợ, lo lắng khi phải đi bệnh viện hoặc gặp bác sĩ. Việc trấn an tâm lý sẽ giúp bé chữa trị tốt, hỗ trợ nhân viên y tế chăm sóc dễ dàng hơn.

Phụ huynh có thể cùng con chơi trò bác sĩ, mô tả chi tiết ý nghĩa hoạt động của nhân viên ý tế để trẻ làm quen.

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Cảm giác bị “đánh úp” hoặc bất ngờ với yêu cầu lạ lùng của bác sĩ dễ khiến trẻ hoảng sợ, quấy khóc và không hợp tác. Lúc ở nhà, phụ huynh có thể trò chuyện và giải thích về những điều bác sĩ cần bé giúp như há miệng, ngửa cổ để khám, vén áo khi đặt ống nghe tim, phổi…

san choi Xu so than tien anh 1

Phụ huynh nên khiến con tin rằng bác sĩ không đáng sợ.

Ngoài ra, mẹ có thể bày trò chơi bác sĩ trước khi đến bệnh viện, giúp bé không bị cảm giác lạ lẫm nếu gặp nhân viên y tế và tập phản xạ hợp tác. Bên cạnh đó, trò chơi đóng vai khám gấu bông, chỉ dẫn con khám cho mẹ… giúp bé thấy việc đi bệnh viện không sợ hãi như vẫn nghĩ.

Tạo ấn tượng tốt về nhân viên y tế

Một số phụ huynh biết con sợ phòng khám, bệnh viện và thường nói dối là đi siêu thị, TTTM hay khu vui chơi. Sau vài lần, bé có cảm thấy bị lừa, giận dữ và khóc mếu. Vì ấm ức, trẻ cũng không hợp tác trong quá trình khám chữa bệnh. Cách làm này chỉ có lợi nhất thời.

Bé có thể sợ khi bị tiêm đau, há miệng để khám nên khó, giãy gịua… Tất cả phản ứng này đều bình thường, mẹ nên giải thích cho con hiểu tiêm xong sẽ hết đau bụng, sốt và bác sĩ chỉ muốn làm điều tốt. Phụ huynh thử mô tả chi tiết từng hoạt động của bác sĩ như đặt ống nghe để thăm tim khỏe và ngoan không. Khi bé bớt bệnh, mẹ nhắc bé hết đau nhờ bác sĩ chữa.

Ấn tượng sợ hãi ban đầu giảm khi bé hiểu công sức của “thiên thần áo trắng”. Lúc này, trẻ bớt hoảng loạn và tin tưởng bác sĩ hơn.

Không gian chơi đóng vai trò quan trọng

Dù trong thời gian nằm viện, mẹ nên tìm không gian cho bé vui chơi. Vào bệnh viện là trải nghiệm xa lạ, khó chịu và mang đến cảm giác lo sợ. Không gian vui chơi giúp giảm dần cảm xúc tiêu cực.

Nghiên cứu trên tạp chí Mater Sociomed về y khoa tại châu Âu kết luận: “Trong bệnh viện, việc vui chơi có giá trị đặc biệt về mặt trị liệu với trẻ bị ốm, góp phần tăng sức khỏe và cảm xúc tốt. Hoạt động này cũng mang tính ứng dụng cao trong điều trị, giúp phát triển và cải thiện tình trạng bệnh”.

Thấu hiểu hiểu giá trị từ sân chơi, ngày 20/11, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) tặng Bệnh viện Nhi TW sân chơi cho khoảng 500 trẻ điều trị nội và ngoại trú ở khoa Chỉnh hình nhi và Sọ mặt - tạo hình.

Khu vui chơi mang tên “Xứ sở thần tiên” trang bị nhiều loại đồ chơi phục hồi chức năng như cầu treo, ngựa nhún, bập bênh, đoàn tàu hỏa, phòng bán vé… từ chất liệu gỗ với độ an toàn cao và thân thiện môi trường. Toàn bộ khu vui chơi vẽ tranh tường với chủ đề không gian xanh, thú rừng, trẻ có thể đắm mình vào thế giới tưởng tượng riêng.

Bác sĩ tại Bệnh viện Nhi TW không khỏi vui mừng khi nhìn trẻ chơi đùa và cười khúc khích giữa “khu rừng” xanh: “Khu vui chơi là nguồn động viên lớn với y bác sĩ, cán bộ nhân viên bệnh viện. Chúng tôi được nhìn nụ cười, thấy các con vui chơi sau những giờ phút điều trị”.

Khu vui chơi “Xứ sở thần tiên” gần 300 triệu đồng nằm trong Bệnh viện Nhi TW, được ABBank tài trợ xây dựng và vừa khánh thành, bàn giao vào tháng 11.

Khu vui chơi thuộc nhiều công trình đóng góp cho y tế cộng đồng trong cam kết của ngân hàng với hoạt động an sinh xã hội. Trước đó khi dịch Covid-19 bùng phát, ABBank tài trợ 5 tỷ đồng vào ngân sách phòng/chống dịch trên cả nước. Trong đó, 3 tỷ đồng cho UBMTTQ Việt Nam tại TP.HCM và 2 tỷ đồng cho Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.

Gần đây, ngân hàng phối hợp Bệnh viện Nhi TW tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện tại Hà Nội, thu hút đông đảo cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như khách hàng tham gia.



Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm