Đó là lưu ý của thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), với thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT khi điều chỉnh nguyện vọng.
Theo ông Nguyên, Bộ GD&ĐT cho phép thí sinh đăng ký không giới hạn số nguyện vọng xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, thí sinh chỉ có thể trúng tuyển một nguyện vọng do khi các em đã trúng tuyển, các nguyện vọng dưới sẽ không được xét tuyển.
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên lưu ý thí sinh chỉ điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết. Ảnh: UEF. |
“Vì thế, việc sắp xếp thứ tự nguyện vọng rất quan trọng. Nó quyết định kết quả trúng tuyển hay không trúng tuyển của thí sinh vào ngành học, trường học phù hợp và yêu thích”, ông Nguyên nhận định.
Bên cạnh đó, ông khuyên thí sinh chỉ nên điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết, tuyệt đối không vì điểm cao hay ngành dễ đậu mà điều chỉnh để trúng tuyển vào ngành học và trường học không phù hợp.
Khi điều chỉnh, thí sinh nên ưu tiên sắp xếp nguyện vọng ngành, trường yêu thích nhất lên đầu tiên rồi đến nguyện vọng ưu tiên giảm dần.
Ngoài ra, theo thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, thí sinh cần cân nhắc mức điểm “sẽ trúng tuyển” của các trường để đối chiếu, so sánh với mức điểm của mình để đưa quyết định điều chỉnh, sắp xếp nguyện vọng phù hợp, tránh trường hợp điểm cao nhưng “rớt đau”.
Ông lưu ý thí sinh nên phân biệt điểm nhận hồ sơ xét tuyển với điểm trúng tuyển. Các em tìm hiểu kỹ điểm trúng tuyển của các trường đại học trong những năm trước để cân nhắc. Nếu điểm thi bằng hoặc cao hơn khoảng 1-2 điểm so với điểm chuẩn năm trước, điểm đó sẽ tiệm cận đến phạm vi an toàn hơn. Thí sinh cần bình tĩnh, đừng vội vàng, tránh rơi vào “bẫy” điểm xét tuyển.
Tuy nhiên, trước khi điều chỉnh, sắp xếp nguyện vọng, điều quan trọng nhất vẫn là định vị lại bản thân xem mình có năng lực, sở trường, đam mê, thích hợp với ngành nghề, công việc cụ thể nào để đưa ra quyết định.
“Thí sinh cần nghiêm túc đánh giá lại bản thân thông qua các công cụ trắc nghiệm HOLLAND, MBTI, tham chiếu từ ba mẹ, anh chị, bạn bè, thầy cô, những chuyên gia hướng nghiệp, thậm chí trải nghiệm thực tế công việc khi có điều kiện để hiểu về bản thân tốt hơn”, ông Nguyên khuyên.
Ngoài việc khám phá bản thân về năng lực, sở trường, đam mê, thí sinh cũng cần tìm hiểu kỹ về yêu cầu cần thiết đối với ngành nghề. Mỗi ngành nghề đòi hỏi yêu cầu nhất định. Các em có thể tìm hiểu qua các kênh truyền thông uy tín, tham chiếu từ chuyên gia, những người đang trực tiếp làm trong lĩnh vực ngành nghề đó để biết về “hào quang” và “khoảng lặng” của nghề.
Ông Nguyên nhấn mạnh định vị bản thân đúng và tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi điều chỉnh nguyện vọng sẽ là “nguyên tắc vàng” giúp thí sinh chọn bậc học, ngành học phù hợp vì học xong một ngành có thể làm nhiều nghề và không có ngành nghề nào “hot”, chỉ có con người “hot” trong ngành nghề đó.
Ngoài ra, ông cũng nhắn nhủ thí sinh đừng tự đặt cho mình áp lực phải trúng tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT bằng mọi giá. Hiện nay, nhiều trường như ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.CM, ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), ĐH Công nghệ TP. HCM (HUTECH)… còn sử dụng các hình thức xét tuyển khác, trong đó có xét tuyển theo học bạ THPT, kết quả thi đánh giá năng lực, kỳ thi riêng…
Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh (UEF) đồng hành cùng Zing News thực hiện tuyến nội dung “Tiếp sức mùa thi 2021” nhằm cung cấp cho các sĩ tử hành trang thi cử, tuyển sinh trước thềm vượt vũ môn.
Năm 2021, UEF tiếp tục thu hút thí sinh xét tuyển bằng phương thức xét học bạ THPT và dành hơn 50 tỷ đồng mỗi năm để trao các suất học bổng cho tân sinh viên từ 25%, 50% đến 100% học phí. Trường nổi bật với chương trình đào tạo song ngữ 50% thời lượng học tập tiếng Anh, học thực tế tại doanh nghiệp, trải nghiệm học kỳ quốc tế dành cho mọi sinh viên trúng tuyển bất kể phương thức nào.
Thí sinh tham gia xét tuyển vào trường đăng ký tìm hiểu thông tin tại đây.