Sức khỏe
Bệnh thường gặp
Những lý do bất ngờ khiến bạn không thể hiến máu
- Chủ nhật, 3/3/2019 10:39 (GMT+7)
- 10:39 3/3/2019
Hiến máu là hành động nhân đạo có thể cứu sống rất nhiều cuộc đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện điều này.
|
Đang sử dụng một số loại thuốc: Theo Reader's Digest, một số loại thuốc bạn đang sử dụng có thể mất thời gian để chờ đợi sau khi uống liều cuối cùng nếu bạn muốn hiến máu. Nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn đợi cho đến khi khỏe mạnh lại. Nếu đang dùng aspirin hoặc bất kỳ loại thuốc chứa aspirin nào, muốn hiến máu, bạn phải đợi 2 ngày sau khi dừng thuốc. |
|
Gần đây bạn đã tiêm phòng: Theo Tiến sĩ Thomas Hirose, Giám đốc Trung tâm Y tế Memorialcare Saddleback ở California (Mỹ) cho biết một số vắc xin có thể chứa các tác nhân truyền nhiễm sống. Những người đã tiếp xúc với tác nhân truyền nhiễm sống trong tiêm chủng không nên hiến máu trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn, bạn phải đợi ít nhất 4 tuần để hiến máu sau khi tiêm vắc xin sởi, bệnh zona thần kinh hoặc thủy đậu. |
|
Bạn xăm hình tại nơi không có nguồn gốc: Rất nhiều cửa hàng xăm hình không thực hiện đúng tiêu chuẩn như khử trùng kim đúng cách, không sử dụng lại mực đã xăm cho người khác. Vì vậy, bạn phải đợi ít nhất 12 tháng sau khi xăm hình nếu muốn hiến máu. Nếu không, bạn có thể gây truyền nhiễm virus sang người khác. Ngoài ra, xỏ lỗ tai cũng gây ra nhiều vấn đề như xăm hình. |
|
Bạn thử nghiệm dương tính với viêm gan hoặc HIV: HIV và viêm gan có thể lây truyền qua máu, bạn không thể hiến máu nếu xét nghiệm dương tính với 2 căn bệnh này. Một số loại viêm gan có thể không điều trị được, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như suy gan và ung thư gan. Vì vậy, việc hiến máu khi mắc các bệnh này là quá nguy hiểm. |
|
Bạn vừa đi du lịch nước ngoài: Là một yêu cầu trong quá trình đăng ký, nhân viên trung tâm máu sẽ hỏi bạn có đi du lịch nước ngoài gần đây hay không, bạn có thể bị nhiễm trùng máu hoặc truyền nhiễm hay không. Chẳng hạn, trong 3 năm qua, nếu bạn đã tới khu vực có nguy cơ bị mắc bệnh sốt rét, bạn có thể phải đợi một khoảng thời gian nhất định trước khi hiến máu. Nếu bạn đã dành thời gian dài ở nước có bệnh "bò điên", bạn không đủ điều kiện để hiến máu. |
|
Bạn bị thiếu cân: Người gầy, thiếu cân có xu hướng có thể tích máu thấp và do đó không chịu được việc loại bỏ lượng máu cần thiết. Mỗi quốc gia có một quy định cân nặng nhất định với người hiến máu. |
|
Bạn cảm thấy không khỏe: Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hiến máu, cho dù đó là cảm lạnh, đau họng hay đau đầu, tốt nhất là bạn nên dừng hiến máu. Bạn cần đợi ít nhất 48 giờ sau khi các triệu chứng biến mất. Bạn cần có sức khỏe tốt khi hiến máu. |
|
Lượng sắt trong cơ thể quá thấp hoặc quá cao: Lượng sắt thấp dưới 12,5 g/ dL đối với nữ và dưới 13 g/ dL đối với nam sẽ khiến bạn không đủ điều kiện để hiến máu. Vì lý do này, những người thường xuyên hiến máu, đặc biệt là nữ giới, được khuyến khích dùng chất bổ sung sắt và ăn thực phẩm giàu sắt để giữ lượng chất này trong phạm vi bình thường. Ngoài ra, bạn cũng không được hiến máu nếu có lượng sắt quá cao, trên 18 g/ dL. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư. |
|
Bạn mang thai: Mặc dù có nhiều máu lưu thông trong cơ thể hơn khi mang thai, phụ nữ cần đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh để hiến máu. Bạn cần đảm bảo cơ thể khỏe mạnh nhất trong suốt thai kỳ. |
|
Bạn bị giang mai: Nếu mắc bệnh giang mai, bạn phải đợi ít nhất 12 tháng sau khi điều trị khỏi để hiến máu. Đây là bệnh nhiễm trùng có thể lây lan khắp cơ thể. Đặc biệt, nó có thể tái phát trở lại và gây ra các vấn đề sức khỏe vĩnh viễn. |
Ai không được hiến máu?
hiến máu
người không được hiến máu
bệnh nhân HIV
giang mai