Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những lý do khiến phim Trung Quốc hơn hẳn TVB

Thời kỳ hoàng kim của TVB đã qua và hãng đang phải chịu sự “chảy máu” nhân tài cùng sự cạnh tranh từ Đại Lục.

Đối với những người hâm mộ TVB thì việc xem phim Trung Quốc là một “cực hình” bởi phong cách phim Trung Quốc hoàn toàn khác với Hong Kong. “Nhịp phim chậm hơn, diễn viên diễn chán hơn” là suy nghĩ chung của đại đa số khán giả yêu thích phim Hong Kong. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng phim Trung Quốc đang lớn mạnh, lượng khán giả theo dõi ngày càng tăng. Còn TVB thì đang thu hẹp dần và khán giả cũng giảm đi.

Phim truyền hình Trung Quốc đã có những gì để “qua mặt” đài truyền hình “vàng” châu Á của thập niên 90? Hãy cùng điểm qua những lý do sau:

Dàn diễn viên trẻ đẹp

Đã qua rồi thời diễn viên TVB là một chuẩn mực đánh giá. Sau thời kỳ hoàng kim của các diễn viên nam như Cổ Thiên Lạc, La Gia Lương, Trương Trí Lâm… cho tới Lâm Phong, Huỳnh Tông Trạch, Mã Quốc Minh… thì hiện tại dàn nam TVB đang “già hóa” hay “không thể gánh nổi”. 

Trịnh Gia Dĩnh 10 năm trước diễn vai thanh niên trai tráng thì nay dù gần ngũ tuần vẫn… như cũ. Hay Lê Diệu Tường, Trần Hào và các diễn viên nữ đóng cặp ngày càng nhỏ tuổi, nhiều khi cách họ 20-30 năm. Những diễn viên nam mới trẻ cũng đã qua tuổi 30 như La Trọng Khiêm, Viên Vỹ Hào, Thẩm Chấn Hiên thì diễn xuất chưa tới và không thu hút khán giả.

Dàn diễn viên nam trẻ của TVB…

Dàn diễn viên nam trẻ của TVB…

… khó so bì được với dàn nam của phim Đại Lục.

Nếu so với “thế hệ vàng” hiện tại của phim Trung Quốc đều thua sự trẻ trung về ngoại hình cũng như diễn xuất. Trương Hàn, Lý Dịch Phong, Dương Dương, Lý Trị Đình… và còn rất nhiều nam diễn viên khác đều “hơn đứt” TVB lúc này.

Việc này cũng tương tự với dàn nữ. Thời kỳ các Hoa đán đỉnh cao như Tuyên Huyên, Xa Thi Mạn, Thái Thiếu Phân… đã qua. Các Hoa đán 10 năm trước được lăng xê như Hồ Hạnh Nhi, Từ Tử San, Dương Di… người đã rời khỏi TVB, người vẫn còn ở lại, nhưng tuổi xuân sắc không còn.

Lưu Bội Nguyệt, Trần Khải Lâm, Thái Tư Bối…

Lưu Bội Nguyệt, Trần Khải Lâm, Thái Tư Bối…

Dàn Hoa đán mới như Huỳnh Thúy Như, Trần Khải Lâm, Thái Tư Bối… quá non về kinh nghiệm diễn xuất cũng như nhan sắc kém xa bậc đàn chị. Dù vẫn còn Huỳnh Trí Văn, Lý Thi Hoa, Hồ Định Hân đang được TVB đưa lên và có kinh nghiệm, nhưng vẫn chưa là gì so với diễn viên nữ Trung Quốc. Triệu Lệ Dĩnh, Angelababy, Trương Hinh Dư… vẫn đẹp mặn mà và diễn xuất ngày càng lên tay. Khán giả không khỏi lắc đầu khi nữ TVB dù gần 40 vẫn cưa sừng làm thiếu nữ 20 vì không còn ai để đóng chính.

… đều bị Triệu Lệ Dĩnh, Angela Baby, Trương Hinh Dư đánh bật.

… đều bị Triệu Lệ Dĩnh, Angelababy, Trương Hinh Dư đánh bật.

Có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng làm phim

Thập niên 90, TVB còn có sự cạnh tranh gay gắt từ đài ATV thì nay ATV đã suy tàn không còn khả năng sản xuất phim. Hai đài mới lập là HKTV và nowTV thì một đài không được cấp phép, một đài vẫn chưa hoạt động. Nhiều năm qua, TVB một mình một ngựa, không ai cạnh tranh. Cộng thêm hào quang từ quá khứ, TVB vẫn nghĩ phim của họ làm ra ắt sẽ hay vì còn người hâm mộ nhiều. Vì vậy họ không bị áp lực khi làm phim, bởi làm ra cũng không ai cạnh tranh.

TVB dù rating thấp thì vẫn ít có áp lực vì cả HongKong chỉ có 1 đài.

TVB dù rating thấp thì vẫn ít có áp lực vì cả HongKong chỉ có một đài.

Còn ở Trung Quốc có nhiều đài truyền hình, tính cạnh tranh cao. Như được phát sóng ở đài Hồ Nam là một vinh hạnh bởi lượng người coi cao, dù cách làm việc của nhà đài theo kiểu “ngẫu hứng” nhiều khi cắt phim tơi tả. Để lọt vào mắt xanh các đài lớn cũng không phải dễ, phim phải thu hút và có tiềm năng để thu hút quảng cáo cùng tên tuổi bảo chứng rating. 

Bởi vậy một bộ phim Trung Quốc của các hãng tư nhân phải đầu tư từ kịch bản, trang phục cho tới mời các diễn viên tên tuổi. Còn phim TVB thì tự làm tự phát, không thiết tha gì đầu tư trừ khi là “phim lớn”.

Còn ở Trung Quốc bị áp lực cạnh tranh nhiều hơn.

Còn ở Trung Quốc bị áp lực cạnh tranh nhiều hơn.

Ngoại cảnh hoành tráng

Dù phim cổ trang không không làm nên thương hiệu TVB, song khó có thể phủ nhận những bộ phim kiếm hiệp thập niên 90 đã thu hút dân tình đến với phim Hong Kong. Các bộ phim như Thần điêu đại hiệp 1995, Tiếu ngạo giang hồ 1996, Thiên Long bát bộ 1997 đã làm dân tình một thời mê mẩn và trở thành huyền thoại.

Với sự phát triển của phim Trung Quốc, phần ngoại cảnh, trang phục và kỹ xảo đã được đầu tư công phu hơn. Nhất là từ khi Trung Quốc đưa phim trường Hoành Điếm vào sử dụng thì bối cảnh cổ xưa của các bộ phim cung cấm càng trở nên chân thật.

Trong khi TVB chỉ những dự án lớn mới qua Hoành Điếm quay ngoại cảnh, còn lại vẫn quay ở phim trường TVB thì giờ phim cổ trang nào của Trung Quốc cũng có ngoại cảnh hoành tráng.

Phim cổ trang TVB đa số quay ở phim trường “bao năm vẫn vậy”.

Phim cổ trang TVB đa số quay ở phim trường “bao năm vẫn vậy”.

Nếu nói ngoại hình không quan trọng, chỉ cần diễn xuất thì có lẽ phim cổ trang Trung Quốc không nổi lên mạnh mẽ như vậy. Những bộ trang phục cầu kỳ được đầu tư công phu, kỹ xảo đẹp mắt hiện đại và ngoại cảnh rộng hoành tráng đã làm khán giả nhớ tới phim Trung Quốc nhiều hơn. Tân tam quốc, Chân Hoàn truyện, Võ Mỵ Nương truyền kỳ… là những ví dụ điển hình.

Phim Đại Lục thì có hẳn phim trường được đầu tư công phu.

Phim Đại Lục thì có hẳn phim trường được đầu tư công phu.

Có độ phủ sóng toàn châu Á

Đường Yên, Dương Mịch, Triệu Lệ Dĩnh, Trương Hàn, Lý Dịch Phong… đóng 1-2 bộ nổi là lên luôn thành “nữ thần” khắp châu Á. Các bộ phim họ đóng đều được mua bản quyền cao để phát sóng cũng như mời tuyên truyền. Ngay cả TVB cũng phải mua Võ Mỵ Nương truyền kỳ để phát sóng và mời Phạm Băng Băng, Lý Trị Đình qua Hong Kong tuyên truyền phim.

Tuy “Sứ đồ hành giả” có nổi tiếng…

Tuy Sứ đồ hành giả có nổi tiếng…

Với những bộ phim phủ sóng khắp nơi, bàn luận với bạn bè vẫn thích hơn những bộ phim chỉ nổi ở “ao làng TVB”. Dù rằng Lôi đình tảo độc, Sứ đồ hành giả… có tạo hiệu ứng ở Hong Kong thì vẫn không bằng Bên nhau trọn đời, Chân Hoàn truyện, Hoa thiên cốt… được giới trẻ biết và yêu thích hơn.

…nhưng vẫn không phủ sóng rộng rãi và mạnh mẽ như “Võ Mỵ Nương truyền kỳ”.

…nhưng vẫn không phủ sóng rộng rãi và mạnh mẽ như Võ Mỵ Nương truyền kỳ.

Vì vậy không lạ khi TVB ngày càng đi xuống, không còn là “Ông hoàng truyền hình châu Á” như xưa nữa. Dẫu biết gì cũng có một thời, tuy vậy vẫn thấy đáng tiếc với hãng truyền hình Hong Kong nổi danh một thời.

http://2sao.vn/dien-anh/nhung-ly-do-khien-phim-trung-quoc-an-dut-phim-tvb-p0c1002n20150911162122471.vnn

Theo Tuấn Thanh/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm