Phố đi bộ hồ Gươm (Hà Nội) không chỉ là nơi vui chơi, giải trí cho nhiều du khách sau một tuần làm việc căng thẳng mà còn là nơi mưu sinh, kiếm sống của bao người khác.
Kể từ khi phố đi bộ hồ Gươm hoạt động tháng 9/2016, nơi đây xuất hiện rất nhiều cảnh đời mưu sinh từng đồng bạc lẻ. Họ làm các loại nghề biểu diễn, cho thuê đồ chơi... miễn sao kiếm được tiền.
Anh Nguyễn Văn Hòa (32 tuổi) đã theo nghề cho thuê xe điện, xe cân bằng đã được gần 2 năm.
Hầu như ngày nào anh cũng mang đồ nghề tới công viên Lý Thái Tổ để đợi khách. Ngày thường chỉ có vài người chơi, cuối tuần đông hơn anh làm việc đến 23h thu được 250.000-300.000 đồng sau 18 tiếng làm việc.
Sinh ra không được may mắn như các anh chị em khác trong gia đình, anh Hòa thấp bé như một đứa trẻ. Anh kể việc khó khăn nhất của công việc này là do ngoại hình nhỏ thó nên nhiều lúc bất tiện trong việc hướng dẫn người chơi.
“Thôi thì cứ cố gắng làm được ngày nào hay ngày ấy, chứ giờ không làm nghề này thì cũng không biết làm gì khác”, anh chia sẻ.
Một người phụ nữ kém may mắn khác ở phố đi bộ hồ Gươm là Nguyễn Thúy Hà (sinh năm 1986). Chị không có khả năng nghe nói tốt như những người khác. Cứ đến cuối tuần chị lại bắt xe buýt từ Kim Ngưu lên hồ Gươm bán vài chai nước, hộp sữa và mấy chiếc vòng tay tự làm.
Chị bảo, ngày thường chị ở nhà bán thẻ điện thoại cũng chẳng được mấy đồng, cuối tuần lên hồ hy vọng bán được chút ít, cả vốn lẫn lãi được khoảng 200.000 đồng/ngày.
“Ngày nào cũng ngồi chờ đến chuyến xe buýt cuối cùng tôi mới về, cũng chẳng phải đông khách đâu mà thực ra là cố nán lại được chút nào hay chút ấy”.
Nhóm chị Chiên và hai bạn trẻ Vinh và Soái (Yên Bái) làm thuê cho một quầy hàng bán bóng bay, từ 7h đến 23h mỗi ngày cuối tuần.
Là sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia, Vinh tranh thủ ngày được nghỉ để kiếm thêm chút tiền trang trải cuộc sống. “Hồi đầu học làm bóng cũng mất nhiều thời gian lắm. Công việc đòi hỏi sự khéo tay mà tôi lại là con trai nhưng làm nhiều rồi cũng quen. Đến nay tôi cũng làm được 3 tháng rồi”, Vinh nói.
Không có địa bàn làm việc cố định như những người khác, bà Thu (77 tuổi) nhặt nhạnh chai lọ từ các thùng rác quanh hồ Gươm.
Đêm xuống, bà lại mang thành quả thu được của một ngày ra phố Hàng Khoai ngủ tạm. “Tôi cũng chẳng nhớ đi làm nghề này từ bao giờ nữa, nhưng nhờ nó mà tôi vẫn sống được đến ngày hôm nay”, bà chia sẻ.
PGS Hà Đình Đức cho rằng ý tưởng dựng tượng hồ Gươm là chấp nhận được. Tuy nhiên, chất liệu và kích thước tượng được đề xuất quá phô trương và lòe loẹt gây phản cảm.
Đội ngũ bán hàng rong xuất hiện ngày càng nhiều trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) chèo kéo bán đồ chơi, thức ăn làm mất mỹ quan đô thị và gây phiền toái cho du khách.
Bé bị bỏ rơi bên hiên nhà người dân tại Gia Hội, Văn Chấn, Yên Bái, cùng lời nhắn "gia đình tôi không đủ điều kiện nuôi cháu, ai nhận nuôi cháu tôi xin chân thành cảm ơn".