Mì Udon, Nhật Bản: Mỗi vùng của Nhật Bản lại có một cách chế biến mì Udon riêng. Sợi mì khá dày, được làm từ bột mì. Loại nước dùng điển hình nhất là kakejiru, với vị nhạt, làm từ nước dashi, xì dầu và rượu nấu ăn mirin. |
Mì kéo tay, Trung Quốc: Để làm được một bát mì kéo tay ngon, đầu bếp phải chú ý tới sự cân bằng của bột, nước và các nguyên tố bên ngoài như độ ẩm không khí, nếu không sẽ làm mất độ đàn hồi nổi tiếng của sợi mì. Mì thường được chan nước dùng bò, thêm thịt và rau. |
Mì thái, Trung Quốc: Đặc sản của tỉnh Sơn Tây được làm từ một khối bột đã nhào (bột mì hoặc bột gạo). Đầu bếp sẽ dùng một loại dao đặc biệt để thái bột thẳng vào nước sôi. Người làm cần thật nhanh tay để mì chín đều. Mì được ăn cùng một nước dùng bò cay, hoặc xào với các nguyên liệu khác. |
Mì khoai lang, Hàn Quốc: Loại mì này được làm từ tinh bột khoai lang, thường dùng làm món mì xào Japchae của Hàn Quốc. Mì được xào cùng dầu vừng, thêm rau củ, thịt bò, nêm xì dầu và đường tùy khẩu vị. |
Mì soba, Nhật Bản: Món ăn này nổi bật giữa các loại mì của Nhật Bản vì được làm từ bột kiều mạch cán mỏng, sau đó xắt thành sợi mảnh. Mì soba thường được ăn lạnh, cùng với một loại nước chấm làm từ dashi và đậu nành, có thể thêm đậu phụ, trứng hay tempura. |
Mì somen, Nhật Bản: Sợi mì somen thường rất mảnh, và thường được ăn lạnh với một loại sốt chấm nhạt vào mùa hè. Một số nhà hàng phục vụ trong các máng tre đựng nước lạnh và đá. Thực khách sẽ dùng đũa vớt mì để thưởng thức. |