Những người con tên Tâm của nhà sư tại chùa Thái Ân
Thứ ba, 2/5/2017 08:36 (GMT+7)
08:36 2/5/2017
Từ lâu chùa Thái Ân nằm cuối cánh đồng thôn Bùi Xá, huyện Thanh Oai (Hà Nội) trở thành nơi nương náu của nhiều đứa trẻ không may bị bỏ rơi từ lúc vừa cất tiếng khóc chào đời.
Nhắc đến chùa Thái Ân (huyện Thanh Oai, Hà Nội) nhiều người dân quanh vùng đều biết sư cô Đàm Thảo - người nuôi dưỡng nhiều em nhỏ bị bỏ rơi tại cổng chùa.
Chùa Thái Ân nằm cuối cánh đồng thôn Bùi Xá, trông cũ kỹ và rêu phong. Đây là nơi sinh hoạt, ăn ở của các bé có hoàn cảnh thiếu may mắn.
Mỗi buổi chiều, sư cô lại đến trường đón từng đứa trẻ về. Cả 6 em nhỏ bị bỏ rơi tại chùa đều được sư Thảo đặt tên là "Tâm".
Sư Thảo cho biết sở dĩ đặt tên này vì muốn các bé luôn bình yên, nhiều may mắn. Trong ảnh, sư Thảo đang cho bé Tâm An (5 tháng tuổi) uống sữa. Bé bị bỏ rơi ở cổng chùa cuối năm 2016.
Vẻ hồn nhiên của bé Tuệ Tâm (7 tuổi). Bé Tâm ở chùa từ khi mới lọt lòng.
Trong 4 trẻ thì bé Tâm Phúc (4 tuổi) lúc được sư Đàm Thảo phát hiện đã ở vào trạng thái rất nguy kịch. Bé tím tái, sức khỏe yếu ớt. Bên cạnh bé là tờ giấy viết vội vàng: “Thầy ơi! Con sinh viên năm thứ nhất. Vì điều kiện con không có khả năng nuôi em bé. Xin thầy giùm con. Cháu sinh ngày 9/6 âm lịch".
Sư cô Thích Đàm Thảo nói rằng có rất nhiều người tìm đến chùa muốn nhận các cháu làm con nuôi. Tuy nhiên, vì nhiều lý do sư đã không đồng ý. Dù cuộc sống của sư cô và các bé còn nhiều vất vả, thiếu thốn nhưng họ vẫn mong ngóng một ngày nào đó bố mẹ của những đứa trẻ này sẽ quay lại đón chúng. Trong ảnh, bé Tịnh Tâm (3 tuổi đang cho bé Tâm An, gần 5 tháng tuổi) uống sữa.
Bé Tâm Đức (4 tuổi) đang chơi đồ chơi trong phòng. Bé bị bỏ rơi tại cổng chùa Thái Ân khi mới đẻ. Sư cô Đàm Thảo cho biết bé Tâm Đức rất thông minh.
Hiện có nhiều nhà hảo tâm đến chia sẻ công việc chăm sóc trẻ. Bé lớn nhất là Thanh Tâm được một nhà hảo tâm ở nội thành Hà Nội nhận đỡ đầu, chu cấp tiền học hành. Tuy vậy tiền bỉm sữa cho các con rất tốn kém. Để chi phí cho các cháu ngoài tiền các nhà hảo tâm giúp đỡ nhà chùa phải cấy lúa, trồng rau bán và đôi khi thầy phải nhờ đến cả sự giúp đỡ của gia đình.
Mỗi buổi chiều, các bé lại ra các nhà văn hóa chơi cùng em nhỏ khác trong làng.
Bé Tâm An (5 tháng tuổi), bé cũng như anh chị khác, bị bỏ rơi tại cổng chùa. Bé phát triển bình thường và rất hay cười. Hàng ngày bé uống sữa và ngủ ngoan.
Mới 4 tuổi, nhưng Tâm Phúc đã biết rửa bát, quét nhà, lau dọn nhà cửa.
Nếu bố mẹ không đến nhận con, sư Đàm Thảo vẫn sẽ cố gắng bằng mọi giá để nuôi các bé nên người. "Cửa chùa vốn từ bi, luôn mở rộng để đón nhận mọi kiếp người đau khổ nương náu", sư cô Đàm Thảo nói.
Vợ chồng tôi đang định cư ở Nga, đã có 2 con trai. Nay tôi muốn nhận cháu gái là con của chị ruột tôi làm con nuôi có được không? Tôi cần những điều kiện nào để được nhận nuôi?
Theo khảo sát mới nhất của Trung Quốc về di cư trong nước được công bố mới đây, 61 triệu trẻ em ở nông thôn nước này đang sống trong tình trạng thiếu thốn sự chăm sóc của cha mẹ.