Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những người không nên ngủ trưa

Ngủ trưa là một thói quen nghỉ ngơi hữu ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nên ngủ trưa.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra việc ngủ trưa 15-30 phút ngắn có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn hay bị mất ngủ vào ban đêm, thường ngủ trưa quá thời gian trên và quá một giờ thì bạn nên từ bỏ thói quen ngủ trưa để đảm bảo tinh thần, sức khỏe của bản thân.

Những người nào không nên ngủ trưa?

Giấc ngủ trưa ngắn ngủi có thể hữu ích đối với rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng nên áp dụng.

Người bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc vào ban đêm

Với những người có giấc ngủ chập chờn, khó ngủ và ngủ ít vào ban đêm thì rất dễ có tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ vào ngày hôm sau. Bệnh mất ngủ có thể sẽ trầm trọng hơn nếu tiếp tục ngủ bù vào buổi trưa, sau đó lại lặp lại vòng tuần hoàn này vào không thể quay về giờ giấc sinh học vốn có.

Vì thế, để tình trạng này không nặng hơn, những người bị mất ngủ vào ban đêm nên cố gắng hạn chế việc ngủ trưa dù chỉ là chợp mắt.

Người có huyết áp thấp

Khi ngủ trưa, huyết áp sẽ giảm xuống một mức tương đối, vì thế việc ngủ trưa rất có lợi cho những người có huyết áp cao. Thế nhưng đối với người có huyết áp thấp thì việc ngủ trưa có thể khiến cơ thể gặp tình trạng khó thở nặng hơn.

Người có huyết áp thấp nên chú ý kiểm soát thời gian ngủ của mình cũng như nhiệt độ trong phòng không nên quá cao hay quá thấp.

khong nen ngu trua anh 1

Ngủ trưa bao lâu là đủ?. Ảnh: VTC.

Người béo phì

Nhiều người có thói quen đi ngủ ngay sau khi ăn xong. Ngủ trưa sau bữa ăn dễ làm trầm trọng thêm tình trạng béo phì, bạn có thể thay đổi thời gian ngủ trưa thành 20-30 phút trước bữa trưa. Do đó, đừng ngủ một giấc sau khi ăn trưa, bạn có thể đợi thức ăn tiêu hóa hết, thậm chí đứng vận động rồi mới đi ngủ trưa.

Ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?

Thời lượng ngủ trưa tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu giấc ngủ của mỗi người và lịch trình hoạt động trong ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời gian ngủ trưa tối thiểu để có tác dụng tốt là khoảng 20 đến 30 phút. Thời gian này đủ để cơ thể và não bổ sung năng lượng và giúp tăng cường hiệu suất làm việc sau đó.

Ai cũng muốn có thời gian ngủ trưa càng dài càng tốt để có thêm thời gian nghỉ ngơi và giúp cơ thể thoải mái hơn. Thế nhưng, đây không phải là thói quen tốt bởi vì việc ngủ trưa quá lâu và sâu giấc sẽ gây nên các tác động tiêu cực cho cơ thể. Bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt, toàn thân mệt mỏi, làm giảm hiệu suất công việc và học tập.

Nếu ngủ quá ít, tác dụng của giấc ngủ sẽ không đủ để bổ sung năng lượng và giảm stress, và cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, nên tập luyện để tìm ra thời lượng ngủ trưa phù hợp nhất cho cơ thể của mình.

Làm thế nào để ngủ trưa đúng cách?

Có một số điều bạn phải ghi nhớ để đạt được lợi ích tối đa trong việc ngủ trưa:

  • Khi nào - Ngay sau bữa trưa
  • Làm thế nào - Nằm xuống theo tư thế "bào thai" - tức là cuộn tròn người về phía đầu gối và nghiêng người theo phía bên trái
  • Thời lượng - 10 đến 30 phút (90 phút cho người rất trẻ, già và ốm yếu)
  • Thời gian lý tưởng – Khoảng thời gian để nghỉ trưa từ 13 đến 15h. Nếu bạn đang ở nhà, hãy nằm xuống giường. Tại nơi làm việc nếu không có chỗ ngủ thì chỉ cần gục đầu xuống bàn làm việc để nghỉ ngơi.

Một số điều cần tránh làm trong ngày nếu muốn có một giấc ngủ ngắn yên bình:

  • Không ngủ trưa từ 16h đến 19h.
  • Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, socola sau bữa trưa
  • Ngủ nhiều hơn 30 phút
  • Vừa ngủ vừa mở tivi.

Sinh tố hay nước ép tốt hơn cho sức khỏe? Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nhưng chúng không phải là một. Cuốn sách Smoothie: Giải pháp từ thiên nhiên giúp giảm cân, thải độc, phòng bệnh, sống lâu của tác giả Farnoóh Brock sẽ cung cấp kiến thức về sinh tố. Nó cũng đưa ra lời khuyên trong việc làm và sử dụng sinh tố sao cho có ích cho sức khỏe.

8 giờ lấy khối u xuyên sọ và tái tạo da hoại tử

Các bác sĩ trải qua 2 giờ phẫu thuật lấy khối u nặng nửa kg trên đầu bệnh nhân và 6 giờ để tái tạo thẩm mỹ vạt da lớn bị hoại tử, bảo vệ não bộ.

https://vtc.vn/nhung-nguoi-nao-khong-nen-ngu-trua-ar798887.html

Mai Linh / VTC

Bạn có thể quan tâm