Nhiều thanh niên trẻ tại thủ đô Hàn Quốc cảm thấy bị tách rời khỏi xã hội. Ảnh: CNN. |
Mới đây, chính quyền Seoul, Hàn Quốc đã thực hiện khảo sát với 5.513 thanh niên trong độ tuổi 19-39, đang sống tại thành phố, kết quả cho thấy khoảng 4,5% số thanh niên ở thủ đô bị tách khỏi xã hội. Những người thuộc nhóm này được định nghĩa là "người sống cô lập" hoặc "người sống ẩn dật".
Các quan chức thành phố nhận định đây là nhóm người trẻ mất kết nối về mặt cảm xúc hoặc thể chất với phần lớn xã hội trong vòng ít nhất 6 tháng hoặc họ là người không đi làm và hiếm khi ra khỏi nhà trong 6 tháng.
Dựa trên những con số, chính quyền Seoul công bố có tới 129.000 thanh niên trên khắp thủ đô và 610.000 người trên cả nước có thể đang rơi vào tình trạng cô độc này.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy nguyên nhân lớn nhất trong việc thanh niên mất đi kết nối xã hội là khó khăn khi tìm kiếm việc làm và mất việc chiếm 45,5%. 2 lý do tiếp theo là ảnh hưởng từ tâm lý chiếm 40,9% và 40,3% còn lại do gặp nhiều rào cản trong giao tiếp, giữ mối quan hệ với người khác.
Quá trình nghiên cứu cũng cho thấy nhóm người trẻ Hàn Quốc bị cô lập có nhiều khả năng đã gặp trở ngại trong quá trình trưởng thành. 62,1% cho biết họ bị tổn thương từ gia đình, 57,8% khác có cha mẹ gặp khó khăn về tài chính, cuối cùng, 57,2% bị bắt nạt trong thời thơ ấu.
Bên cạnh đó, khó khăn về tài chính ở hiện tại lại dường như là yếu tố chính khiến họ tách rời khỏi xã hội. 64,7% thanh niên bị cô lập cho biết địa vị xã hội và tình hình tài chính của họ thấp hơn mức trung bình.
Nhiều thanh niên sống cô độc cũng tự đánh giá rằng họ có tình trạng thể chất kém, điều này dẫn đến việc họ phải dùng nhiều thuốc để điều trị sức khỏe tinh thần. Khoảng 78,2% thanh niên trong nhóm này cho rằng họ cảm thấy mình bị trầm cảm ở nhiều mức độ khác nhau.
Gần đây, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên tại Hàn Quốc là điều đáng lo ngại đối với chính phủ. Theo thống kê của xứ kim chi, có đến 65,1% cái chết của những người trẻ trong độ tuổi 20 là do trầm cảm và lo lắng về những thiệt hại kinh tế mà mình gây ra.
Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc cho biết họ đã đề xuất với Bộ Y tế và Phúc lợi, đề nghị các chương trình của chính phủ dành cho sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên nên được mở rộng và dễ tiếp cận hơn.
Mạng xã hội dành cho người yêu sách
Các nền tảng dành cho người yêu sách ngày càng phát triển với nhiều tính năng khác nhau như Goodreads, Litsy, LibraryThing. Không chỉ là nơi kết nối, giao lưu, đây còn là nơi có thể giúp người dùng theo dõi thói quen đọc sách, ghi chép lại thời gian đọc hay tạo nên một không gian ảo cùng các tiện ích để người dùng vận dụng những kiến thức trong sách tổng hợp thành một bài viết.