Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Những người sống trên máy bay

Sau khi mất nhà vì hỏa hoạn, Jo Ann Ussery (Mỹ) có một ý tưởng kỳ lạ. Bà mua một chiếc Boeing 727 cũ ở bãi phế liệu, vận chuyển đến mảnh đất mà bà sở hữu và dành 6 tháng cải tạo.

Cuối cùng, bà có một "ngôi nhà" đầy đủ chức năng, với không gian sống rộng gần 140 m2 gồm 3 phòng ngủ, 2 phòng tắm và cả một bồn tắm nước nóng đặt ở nơi từng là buồng lái.

Tất cả chỉ tiêu tốn 30.000 USD, tương đương 60.000 USD theo thời giá hiện nay, theo CNN.

Ussery là một chuyên gia thẩm mỹ đến từ Benoit (Mississippi, Mỹ), không có mối liên hệ chuyên môn nào với ngành hàng không nhưng đã làm theo gợi ý độc lạ của anh rể bà - một nhân viên kiểm soát không lưu.

Bà sống trên chiếc máy bay này từ năm 1995 đến năm 1999. Mặc dù Ussery không phải là người đầu tiên sống trên máy bay nhưng việc thực hiện ý tưởng hoàn hảo của bà đã truyền cảm hứng cho những người khác.

Hai thập kỷ sống trong máy bay

Vào cuối những năm 1990, Bruce Campbell, một nam kỹ sư điện có bằng phi công tư nhân, đã rất kinh ngạc trước câu chuyện của Ussery và làm theo.

Campbell đã sống trên máy bay của riêng mình, cũng là một chiếc Boeing 727, được 20 năm, trong một khu rừng ở Hillsboro, Oregon. Ông biết ơn Ussery vì đã truyền cảm hứng. "Tôi sẽ không bao giờ sống trong một ngôi nhà thông thường nữa", ông nói.

Ông tốn tổng cộng 220.000 USD (khoảng 380.000 USD theo thời giá hiện nay), trong đó một nửa là để mua máy bay. Ông cho biết chiếc máy bay này thuộc về Olympic Airways ở Hy Lạp và thậm chí từng được sử dụng để vận chuyển hài cốt của ông trùm hãng hàng không, Aristotle Onassis, vào năm 1975.

"Lúc đó tôi không biết lịch sử của chiếc máy bay. Và tôi không biết rằng nó có nội thất kiểu 707 cũ. Nó vẫn hoạt động tốt nhưng trông cũ kỹ và thô sơ. Có lẽ là sự lựa chọn tồi tệ nhất cho một ngôi nhà", Campbell có chút hối tiếc vì lựa chọn chiếc máy bay của mình.

Trong máy bay, nội thất đơn giản với vòi sen nguyên thủy được làm từ hình trụ nhựa và ghế sofa futon dùng làm giường.

Trong thời điểm khắc nghiệt nhất của mùa đông, Campbell sẽ lui về Miyazaki, một thành phố ở miền Nam Nhật Bản để tránh rét, nơi ông sở hữu một căn hộ nhỏ. Nhưng đại dịch đã khiến chuyện đó khó hơn, nên trong 3 năm qua, ông đã sống toàn thời gian trên chiếc 727.

Ông từng có ý định làm căn nhà - máy bay thứ hai ở Nhật Bản vào năm 2018, nhưng kế hoạch thất bại khi hãng hàng không quyết định giữ lại nó để sử dụng lâu hơn.

Campbell thường xuyên đón du khách và thậm chí còn cung cấp chỗ ở miễn phí trên máy bay của mình. Vào mùa hè, ông tổ chức các sự kiện cộng đồng lớn hơn với các góc tham quan vui nhộn.

Trải nghiệm độc đáo

Sống trong một chiếc máy bay đã đủ "xa hoa", nhưng Joe Axline thậm chí sống cùng lúc trên hai chiếc: một chiếc MD-80 và một DC-9, nằm cạnh nhau trên mảnh đất ở Brookshire, Texas.

Axline đã sống trong chiếc MD-80 hơn một thập kỷ, sau khi ly hôn vào ngày 1/4/2011. Ông đang lên kế hoạch cải tạo DC-8, trang bị cho nó các khu vực giải trí như rạp chiếu phim và phòng hòa nhạc. Ông gọi kế hoạch lớn của mình là "Project Freedom" (Dự án Tự do).

may bay thanh nha anh 5

Axline biến hai chiếc máy bay thành nhà trên mảnh đất của mình.

Axline cho biết: "Tôi chỉ chi chưa đến 250.000 USD cho toàn bộ kế hoạch". Ông tốn ít chi phí hơn vì đã có đất và xây dựng hệ thống nước riêng của mình, chỉ phải trả tiền điện.

Trong nhiều năm, ông sống chung trên máy bay với các con, nhưng giờ các con đã đi hết nên ông ở một mình. Ông có rất nhiều không gian trên máy bay nhưng không để góc nào bị lãng phí.

Ông có phòng ngủ rộng với hai chiếc ti vi trong đó nhưng vẫn nhiều không gian để đi lại. Phòng khách cũng rộng và phòng ăn có 4 chỗ ngồi. Trên máy bay cũng có nhà vệ sinh và nhà tắm. "Thứ duy nhất tôi thiếu ở đây là một cửa sổ có thể mở được", Axline bày tỏ.

Chiếc máy bay to lớn, nổi bật và thu hút những người đi qua. Mỗi ngày, ông có 3-4 vị khách lạ ghé thăm. Nếu có thời gian, ông dắt họ đi tham quan toàn bộ khu vực bên trong và ngoài.

Axline còn quan tâm đến một chiếc Boeing 747, được mệnh danh là "Queen of the Skies" (Nữ hoàng của bầu trời). Được sống trong đó là một giấc mơ lớn, nhưng ông phải từ bỏ vì chi phí vận chuyển quá lớn.

"Riêng chiếc máy bay đã có giá 300.000 USD, nhưng chi phí vận chuyển là 500.000 USD", ông giải thích.

may bay thanh nha anh 6

Tỷ phú Howard Hughes biến máy bay Boeing 307 Stratoliner thành "Flying Penthhouse".

Có nhiều ví dụ khác về những chiếc máy bay nổi tiếng được chuyển đổi thành nhà ở hay khách sạn.

Một trong những chiếc đầu tiên là Boeing 307 Stratoliner, từng thuộc sở hữu của đạo diễn tỷ phú Howard Hughes. Ông đã chi rất nhiều tiền để tu sửa nội thất, biến nó thành một "Flying Penthouse".

Sau khi bị hư hại bởi một cơn bão, nó được cải tạo thành một du thuyền có động cơ xa hoa và cuối cùng được mua lại vào những năm 1980 bởi cư dân Florida, Dave Drimmer, người đã cơi nới rộng hơn và đổi tên thành "The Cosmic Muffin". Drimmer đã sống trên đó 20 năm trước khi tặng lại cho Bảo tàng Hàng không Florida vào năm 2018.

may bay thanh nha anh 7

Jumbo Stay là khách sạn được xây dựng bên trong chiếc Boeing 747.

Ở Costa Rica, khách sạn Costa Verde tự hào có chiếc Boeing 727 đã được tân trang lại hoàn toàn - hoàn chỉnh với hai phòng ngủ và sân hiên nhìn ra biển. Ở Thụy Điển, Jumbo Stay là khách sạn được xây dựng hoàn toàn bên trong chiếc Boeing 747, nằm trong khuôn viên Sân bay Arlanda của Stockholm.

Và nếu bạn chỉ muốn tiệc tùng, có một chiếc Boeing 747 khác có thể được thuê cho các sự kiện lên tới 220 người, tại Sân bay Cotswold ở Anh.

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Khi 'cô gái vàng' xé vụn chiếc mặt nạ Barbie

Búp bê trượt băng nghệ thuật của Mỹ - Gracie Gold - đã lột bỏ chiếc "mặt nạ Barbie” và kể lại những góc khuất đằng sau cuộc sống của mình.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm