Một điều đặc biệt mà ít ai biết đó là chất xơ trong quả hồng chín chứa nhiều gấp 2 lần so với các trái cây khác, nó giàu chất chống oxi hóa, nhiều nước, vitamin C, vitamin A, protein và là nguồn cung cấp chất sắt, canxi, magie tuyệt vời cho cơ thể.
Hồng đóng vai trò như mỹ phẩm làm đẹp, vì trong thành phần của nó chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc. Hồng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy, tuy nhiên ăn nhiều hồng đôi khi sẽ bị phản tác dụng.Vậy thời điểm nào và ai là những người không nên ăn hồng?
Hồng không tốt cho người bị tiểu đường
Độ đường trái hồng cao (10,8%) mà là loại đường "ăn hại" (surcose, fructose, glucose - tuy rằng Glucose vẫn rất cần thiết cho tế bào). Vì vậy người bị tiểu đường nên hạn chế ăn hồng để đề phòng sẽ bị tăng đường trong máu.
Không nên ăn khi thường xuyên táo bón
Chất tannin (tannic acid) của trái hồng khi gặp và hợp chung với Calcium, Zinc, Magnesium và vài khoáng chất khác, nó sẽ trở thành một hợp chất (compound) mà cơ thể ta không tiêu hóa được. Các chất này sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài, có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Không nên ăn khi bụng đói
Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.
Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…
Không ăn kết hợp một số món có vị tanh
Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.
Không ăn khi uống rượu
Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.