Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những nguyên tắc tập luyện cần nhớ khi mang thai

Tập thể dục khi mang thai giúp bạn tăng cường sức khỏe và sẵn sàng vượt cạn thành công. Khi tập, bạn cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh cường độ phù hợp thể trạng.

7 thay đổi ở cơ thể phụ nữ khi mang thai Trong suốt quá trình mang thai, bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu thay đổi rõ rệt trên cơ thể như làn da sạm đi, hay chảy máu cam, xuất hiện đường sọc nâu giữa bụng, răng yếu...

Tập thể dục trong thời kỳ mang thai có những lợi ích tuyệt vời, giúp bạn chuẩn bị tinh thần cho những cơn đau dạ con cũng như việc sinh nở. Tuy nhiên, việc tập luyện cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận.

Hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn

Nếu đã tập luyện thường xuyên trước khi có thai và quá trình mang thai không xảy ra biến chứng, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục việc tập luyện của mình. Trong một số trường hợp, tập luyện sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của bà bầu, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để đảm bảo các hoạt động không làm ảnh hưởng tới mẹ và bé.

Tăng thêm calories vào khẩu phần ăn

Tập thể dục sẽ đốt cháy nhiều calo, hãy chắc chắn chế độ ăn uống của bạn đủ tốt để nuôi dưỡng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong giai đoạn mang thai, bạn sẽ tăng cân tự nhiên vì sự lớn lên của bé mỗi ngày.

Nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức an toàn (giữa 18.5 và 24.9), bạn cần phải ăn nhiều hơn khoảng 300 calo/ngày so với trước đây. Khi thiếu hoặc thừa cân, bạn cần điều chỉnh lượng calo sao cho cho phù hợp.

Tránh môn thể thao nguy hiểm

Hãy tránh những môn thể thao có thể làm bạn mất đi sự cân bằng như cưỡi ngựa, trượt tuyết hoặc đi xe đạp, leo núi. Dù bạn là người vốn khỏe mạnh nhưng mức tăng của hormone relaxin - loại hormone giúp xoa dịu các khớp xương chậu để chuẩn bị cho việc sinh nở - sẽ nới lỏng các dây chằng và khớp xương, dễ bị bong gân và chấn thương do té ngã.

Cach tap luyen khi mang thai anh 1
Huấn luyện viên Hana Giang Anh. 

Làm nóng cơ thể

Đây sẽ là bước chuẩn bị cho các cơ và khớp xương làm quen với bài tập thể dục, tăng nhịp tim lên từ từ. Bỏ qua phần này và thực hiện ngay các động tác khó khi cơ thể chưa sẵn sàng có thể làm căng cơ bắp và dây chằng.

Uống nhiều nước

Mẹ bầu nên uống nước trước, trong và sau khi tập thể dục. Không uống đủ nước có thể gây ra các cơn co thắt và tăng nhiệt độ cơ thể bất thường, đôi khi ảnh hưởng ở mức nguy hiểm cho bạn và em bé.

Hạn chế nằm ngửa người

Ta nên tránh nằm ngửa vì vị trí này sẽ tạo áp lực lên trên tĩnh mạch chủ. Nó làm giảm máu đến tim, não và tử cung gây chóng mặt, khó thở hoặc buồn nôn. Đặt một chiếc gối dưới hông hoặc mông bên phải sẽ cho phép bạn gần như nằm ngửa mà không nén tĩnh mạch chủ.

Tránh tăng nhiệt

Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C trong 10 phút có thể gây tổn hại cho thai nhi. Khi mang thai, lưu lượng máu và tốc độ chuyển hóa cao đẩy nhanh hơn, có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy ấm hơn bình thường trong thời gian tập thể dục.

Khi cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở là lúc cơ thể đang bị tăng nhiệt quá cao. Để hạ nhiệt nhanh chóng, bạn nên ngừng việc tập thể dục, cởi bớt áo và thay đổi môi trường. 

Hạ nhiệt cơ thể đúng lúc

Vào cuối tập luyện, mẹ bầu nên dành 5-10 phút để đi bộ tại chỗ. Điều này giúp nhịp tim trở lại bình thường và ngăn ngừa đau nhức bắp thịt.

Bác sĩ sản khoa: 'Cần lên án hành động phá thai bằng que nứa'

Sự việc một thai phụ tử vong sau khi nhờ một thầy lang phá thai bằng que nứa tại Quỳ Châu, Nghệ An, khiến nhiều người bức xúc thay vì thương cảm.


Huấn luyện viên Hana Giang Anh

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm