Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Những nữ thợ lặn 'ama' cuối cùng ở Nhật Bản

Kimiyo Hayashi, nữ thợ lặn ama, có thể là người cuối cùng trong thế hệ của bà kiếm sống bằng cách săn bắt hải sản theo phương pháp truyền thống.

Kimiyo Hayashi, người phụ nữ 69 tuổi, là một trong 500 thợ lặn "ama" ở vùng nông thôn tỉnh Mie của Nhật Bản. Theo CNA, vào những năm 1970, vùng này từng có tới 4.000 thợ lặn chuyên nghiệp như vậy.

Giờ đây trên khắp Nhật Bản chỉ còn lại khoảng 2.000 thợ lặn ama.

Nghề truyền thống 2.000 năm tuổi

Theo Amusing Planet, ama đơn giản có nghĩa là "người phụ nữ của biển" cả và ám chỉ những người Nhật Bản thực hành lặn tự do. Họ kiếm sống từ đại dương bằng cách thu thập rong biển, hải sản có vỏ, nhím biển, ngọc trai và bào ngư rồi đem bán ở chợ.

Trong nhiều thế kỷ, các thợ lặn ama đã sống ở vùng biển có nguồn hải sản phong phú xung quanh tỉnh Mie, được biết đến là nơi sản sinh ra ngọc trai nuôi cấy nổi tiếng của đất nước. Họ có thể lặn xuống độ sâu 30 m và nín thở trong hơn hai phút.

Trong thời kỳ Heian của Nhật Bản (794 đến 1185 sau Công nguyên), ama nổi tiếng là người lặn tìm hải sản và được vinh danh với nhiệm vụ đánh bắt bào ngư cho các đền thờ và hoàng đế. Phụ nữ được ưa chuộng hơn vì họ có xu hướng có thêm một lớp mỡ trên cơ thể, giúp họ cách nhiệt trước làn nước lạnh giá.

Thời đó, các ama chỉ mặc một chiếc khăn fundoshi (khố) để dễ dàng di chuyển trong nước và một chiếc tenugi (khăn rằn) để che tóc. Họ buộc một sợi dây quanh eo, nối chúng với thuyền. Sau khi xong xuôi, họ sẽ kéo dây để báo hiệu cho người trên thuyền rằng họ đã sẵn sàng nổi lên.

tho lan ama anh 3

Những ama thời trước lặn xuống biển với bảo hộ tối thiểu, không có bình dưỡng khí. Ảnh: Eishin Osaki.

Truyền thống này vẫn được duy trì ở nhiều vùng ven biển của Nhật Bản, nhưng ngày nay các thợ lặn ama thường mặc các bộ đồ lặn che kín thân, một số người khác áp dụng công nghệ hiện đại như chân vịt hỗ trợ.

Ngày trước, việc khỏa thân lặn xuống làn nước lạnh giá, bất chấp áp lực khủng khiếp đã khiến nhiều ama giảm cân trong mùa lặn. Nhiều nữ thợ lặn làm việc tới già, không có gì lạ khi thấy những ama ở độ tuổi 60, 70 vẫn có sức khỏe tốt.

Những bé gái sinh ra trong gia đình ama bắt đầu tập luyện khi chỉ mới vài tuổi. Họ học các kỹ năng từ mẹ và những người phụ nữ lớn tuổi khác trong gia đình. Khi đến 14 tuổi, họ đã sẵn sàng tiếp nối công việc này.

Nhưng sinh kế của họ đang bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, công nghệ và làn sóng di cư của người trẻ, làm trầm trọng thêm sự suy giảm vốn đã xảy ra do lực lượng lao động già đi.

Những nữ thợ lặn ama cuối cùng

Các nhà quan sát cho biết có những lo ngại rằng văn hóa đánh cá ama, đã hơn 2.000 năm tuổi, khó có thể được tiếp nối bởi thế hệ tương lai.

Đã từng có hàng nghìn thợ lặn ama trên khắp Nhật Bản. Nhưng số lượng đang giảm nhanh khi thế hệ phụ nữ sau này ngày càng xa lánh nghề nghiệp của mẹ họ.

Theo một cuộc khảo sát năm 2010, chỉ còn lại khoảng hai nghìn thợ lặn ama trên toàn quốc. Hầu hết họ sống xung quanh Toba và Shima ở quận Mie, nơi có một công ty nuôi cấy ngọc trai.

tho lan ama anh 6

Bà Hayashi là một trong những người cuối cùng trong thế hệ của mình làm thợ lặn tự do. Ảnh: CNA.

Bà Hayashi cho biết: "Có những người trẻ đã tham gia, nhưng ngày nay họ không thể kiếm sống bằng nghề ama nên nhiều người trong số đó cuối cùng phải rời bỏ và tìm một công việc khác".

Nữ thợ lặn U70 không hề bối rối khi ngâm mình trong làn nước lạnh cóng để săn tìm hải sản, trên người chỉ có những trang bị tối thiểu: bộ đồ lặn, vây và đai lặn làm từ dây thừng và đá.

Nhưng đã qua rồi thời bà trở về với chiếc giỏ đầy.

"Do sự nóng lên toàn cầu, nhiệt độ nước biển đang tăng lên hàng năm, ảnh hưởng đến bào ngư và ốc mặt trăng. Rong biển ngừng phát triển, nghĩa là hầu như chúng không có thức ăn", bà nói.

Thợ lặn ama ngày nay chủ yếu săn những loài có vỏ để lấy thịt. Nhưng cho đến những năm 1960, trước khi có tiến bộ công nghệ, thợ lặn ama đã có vai trò quan trọng trong việc lặn để trồng và lấy ngọc trai.

Hiện nay, ngành ngọc trai đang có nguy cơ lụi tàn do biến đổi khí hậu, đô thị hóa và giá hóa.

Ở đảo Masaki, tỉnh Mie, từng có hơn 1.000 người làm việc trong ngành này. Ngày nay chỉ còn 40 người, trong đó có nhiều người già.

Khi số lượng người nuôi ngọc trai giảm, các doanh nghiệp liên quan có lịch sử hàng thế kỷ cũng đang lao đao.

Ở Kashikojima, một hòn đảo ở Mie nổi tiếng với nghề trang sức ngọc trai, nhiều chủ sở hữu đã có tuổi nghề cao. Trước triển vọng nghề nghiệp không mấy khả quan, người trẻ di cư đến các thành phố lớn để tìm việc.

Ông Naoto Yoshimori, chủ tịch hãng trang sức ngọc trai Yoshimori Pearls, cho biết: "Ngành công nghiệp này đang dần thu hẹp lại, với ít người hơn".

Ông lo ngại công việc kinh doanh gia đình kéo dài 3 thế hệ sẽ kết thúc ở đời của ông vì các con dường như không muốn tiếp quản cửa hàng. "Tôi có hai con trai nhưng chúng đều đã đi đường khác. Tôi sẽ cố gắng thêm chút nữa".

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

Thu hồi hơn 100.000 gói bánh mì Nhật sau khi phát hiện có xác chuột

Hơn 100.000 gói bánh mì cắt lát đã bị thu hồi tại Nhật Bản sau khi các bộ phận cơ thể của một con chuột đen được phát hiện bên trong hai gói bánh mì cùng loại.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm