Lần đầu tiên trong lịch sử Olympic, trượt ván được đưa vào làm môn thi đấu. Gã khổng lồ Nike muốn có mặt bằng cách thiết kế bốn bộ dụng cụ cho Mỹ, Nhật Bản, Brazil và Pháp. Theo Fashionista, để tạo ra họa tiết cho mỗi quốc gia, Nike đã chọn Piet Parra - nghệ sĩ người Hà Lan. Ngoài ra, gã khổng lồ còn thiết kế trang phục bóng đá cho đội Hàn Quốc, Hà Lan, Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reason Why. |
Bên cạnh Nike, hãng thời trang thể thao 4F cũng góp mặt tại Thế vận hội. Hãng sản xuất trang phục cho các nước bao gồm Croatia, Hy Lạp, Phần Lan... Ảnh: 4F. |
SCMP đánh giá đội Anh có sự bất thường khi lựa chọn thương hiệu Ben Sherman là nhà thiết kế đồng phục. Đây không phải là cái tên nổi tiếng ở nước ngoài. Đội ngũ thiết kế của thương hiệu trung thành với gu thẩm mỹ thời thượng của mình. Hãng sử dụng quốc kỳ làm điểm nhấn cho trang phục. Áo sơ mi trắng polo và quần chinos xanh nước biển là lựa chọn an toàn nhưng không thiếu yếu tố gây ấn tượng. Ảnh: SCMP. |
Pháp đã tuyển dụng hai thương hiệu để thiết kế đồng phục cho các vận động viên. Nhãn hàng cá sấu lừng danh Lacoste hợp tác với Le Coq Sportif - thương hiệu ít nổi tiếng hơn - cho bộ sưu tập quần áo thể thao có màu đỏ, trắng và xanh lam. Đây là ba sắc màu được thấy trên cờ Pháp. Ảnh: SCMP. |
Giorgio Armani là nhà thiết kế chính thức của đội Italy. Các vận động viên sẽ mặc bộ đồ thể thao và phụ kiện từ dòng EA7 Emporio Armani của nhà thiết kế, chuyên về trang phục biểu diễn. Áo khoác jersey và quần tây có màu xanh nước biển và quốc kỳ được chuyển thành hình tròn. Ảnh: SCMP. |
Ralph Lauren được biết đến với những bộ đồ thời trang sang trọng, đã trở thành thương hiệu được ưa chuộng cho các cuộc thi thể thao như Wimbledon và Olympic. Tại Olympic Tokyo 2020, hãng tiếp tục đảm nhiệm công việc thiết kế trang phục cho đội Mỹ. Điểm nổi bật của bộ đồng phục là chúng được trang bị công nghệ làm mát giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Công nghệ cho phép vận động viên đối phó với cái nóng của Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: SCMP. |
Thời trang Australia thường gắn liền với trang phục nghỉ dưỡng. Nhà cung cấp đồng phục chính thức của đội Australia là Sportscraft. Hãng cho ra mắt bộ trang phục bao gồm áo khoác kaki được may riêng, quần và váy màu xanh đậm. Tất cả được trang bị khăn quàng cổ có hoa văn. Chúng được lấy cảm hứng từ ánh đèn điện và màu sắc rực rỡ của Giao lộ Shibuya ở Tokyo. Ảnh: SCMP. |
Đội Malaysia xuất hiện trong bộ đồng phục bóng đá với họa tiết sọc hổ. Chúng là thiết kế đến từ nhà sản xuất Nhật Bản Yonex. Sở dĩ hổ là động vật quốc gia của nước này. Đây không phải là lần đầu tiên các vận động viên Malaysia thể hiện trang phục họa tiết hổ. Ảnh: SCMP. |
Nước chủ nhà Nhật Bản đã tham gia nhiều vào các kỳ Olympic. Song đội chủ nhà gây thất vọng khi có lựa chọn khá an toàn về nhà cung cấp đồng phục - hãng bán lẻ quần áo Aoki. Đặc biệt, đây là quê hương của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Comme des Garçons, Yohji Yamamoto, Sacai... Aoki giới thiệu bộ trang phục gồm áo khoác ngoài màu trắng kết hợp với váy hoặc quần màu đỏ. Chúng hơi lỗi thời và gợi lại đồng phục của tiếp viên hàng không từ những năm 1980. Ảnh: SCMP. |
The North Face là nhà cung cấp đứng sau đồng phục của đội Hàn Quốc tại Olympic Tokyo 2020. Gần đây hãng có sự hợp tác bom tấn với nhà mốt sang trọng Gucci. Ảnh: SCMP. |
Thương hiệu quần áo thể thao Anta đã phát hành đồng phục được gọi là "Quần áo rồng vô địch" cho đội Trung Quốc, vào ngày 25/6 tại Bắc Kinh. Đồng phục được thiết kế bởi Tim Yip (hay còn gọi là Ye Jintian). Bộ đồng phục kết hợp giữa biểu tượng văn hóa truyền thống Trung Quốc. Ảnh: SCMP. |
Đội điền kinh của Liberia diện đồng phục do Telfar thiết kế. Telfar Clemens là nhà thiết kế người Mỹ gốc Liberia. Điều này khiến cho sự hợp tác trở nên đặc biệt hơn. Đây là bộ sưu tập trang phục năng động đầu tiên của anh. Telfar Clemens tạo ra 70 sản phẩm cho đội Liberia, bao gồm quần thể thao, quần tất, túi vải thô... Chúng đều có quốc kỳ và biểu tượng của hãng thời trang. Ảnh: Telfar. |