Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những pha cứu rắn hổ mang chúa khỏi dân buôn động vật quý

Để bắt được “lái rắn”, cảnh sát phải chuẩn bị găng tay đặc chủng và học cả cách xử trí nếu không may bị loài động vật nguy hiểm này tấn công.

Hổ mang chúa dài 3,1 mét được đút mồi... tận miệng

Để chăm sóc, chữa trị vết thương cho con rắn hổ mang chúa từng bị dân khâu miệng, các chuyên gia phải sát trùng vết thương và đút thức ăn đến tận miệng.

Z
Một trong những ông trùm buôn rắn hổ mang chúa bị Công an Hà Nội bắt giữ là Trần Văn Xuyên (43 tuổi, ở xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội). Núp dưới danh nghĩa nuôi kỳ đà, don, nhiều năm trước người đàn ông này lén lút nuôi nhốt rắn hổ mang chúa - loài động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm.
N
Ngày cuối năm 2009, Xuyên lái ôtô chở 6 bao tải rắn hổ mang chúa, nặng 150kg đi tiêu thụ và bị phát hiện. Thấy cảnh sát, hắn vờ chạm tay vào túi đựng rắn rồi bất ngờ giật nảy người, ngã ngửa ra đất, mắt trợn ngược, rên la bị rắn độc tấn công. Màn kịch này nhanh chóng bị cảnh sát lật tẩy, bởi không ai bị rắn độc cắn có thể kêu la được lâu như anh ta.
Rắn hổ mang chúa thường được đựng trong các túi lưới nhằm tránh cắn những người tới gần.
Làng Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) nổi tiếng với nghề nuôi rắn mấy chục năm nay. Tuổi nghề dù không nhiều so với Lệ Mật (Gia Lâm) hay Vĩnh Sơn (Vĩnh Phúc), song ngôi làng này nổi tiếng bởi có những hộ nuôi rắn hổ mang chúa (loài động vật quý hiếm, nghiêm cấm mua bán, săn bắt, giết mổ, nuôi nhốt vì mục đích thương mại).
Rắn hổ mang chúa thường được đựng trong các túi lưới nhằm tránh cắn những người tới gần.
Rắn hổ mang chúa, con trưởng thành khi đem bám thường có trọng lượng khoảng 10kg. Trên đường vận chuyển, rắn thường được cho ăn no, rồi đựng trong các túi lưới để phòng tránh trường hợp tấn công những người lại gần.
Rắn
Khi ở ngoài sáng da rắn sẽ chuyển màu hơi trắng, còn khi ở trong bóng tối hổ mang chúa nhìn dữ dằn với màu vàng đen 
Hành vi buôn bán, vận chuyển, giết mổ rắn hổ mang chúa sẽ bị xử lý hình sự nên dân buôn thường ngụy trang kỹ trước khi đem rán đi tiêu thụ.
Luật quy định hành vi buôn bán, vận chuyển, giết mổ rắn hổ mang chúa sẽ bị xử lý hình sự, nên dân buôn mặt hàng này thường ngụy trang kỹ trước khi đem đi tiêu thụ. Thông thường, rắn sau khi được thả vào trong túi lưới, sẽ được đóng vào thùng carton hay nhét vào trong vali (như trong hình) trước khi được chuyển bằng ôtô, tàu hỏa... đến nơi tiêu thụ.
- Qua công tác nắm tình hình địa bàn, các trinh sát Đội 2.2 - Phòng CS môi trường - CATP Hà Nội phát hiện, tại nhà hàng Bia hơi Hà Nội vườn nhãn đường Xuân La, quận Tây Hồ gần đây có biểu hiện nuôi nhốt, giết mổ rắn hổ mang chúa.
Năm 2010, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an Hà Nội) phát hiện, tại nhà hàng Bia hơi Hà Nội vườn nhãn (đường Xuân La, quận Tây Hồ) có 3 người đàn ông quê Thái Bình, đang giết mổ một cá thể rắn hổ mang chúa nặng 3,7 kg. Người quản lý nhà hàng khai giết rắn hổ mang để chế biến món ăn cho khách, giá bán rắn là 1,7 triệu đồng mỗi kg. Tại khu vực bếp nhà hàng, cơ quan công an phát hiện, thu giữ thêm một cá thể rắn hổ mang nặng 6,7kg đựng trong túi cước.
Cá thể
Cá thể rắn hổ mang bị cắt tiết chờ chế biến được phát hiện trong nhà hàng Bia hơi Hà Nội vườn nhãn. Theo cảnh sát, việc chế biến các món ăn từ rắn hổ mang là công việc nguy hiểm, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao từ các khâu: bắt rắn, buộc mồm, cắt tiết...
Ngoài chế biến làm món ăn, rắn hổ mang còn được nhiều người ngâm rượu. Ai mua bán, tàng trữ, sử dụng loại rượu này đều vi phạm pháp luật.
Theo đánh giá của Công an Hà nội, tội phạm mua bán, vận chuyển động vật hoang dã trên địa bàn Thủ đô vẫn diễn biến phức tạp, trong đó buôn rắn hổ vẫn là “món hàng” được chuộng nhất. Ngoài chế biến làm các món ăn, rắn hổ mang được nhiều người dùng để ngâm rượu. Hiện nhiều người dân có trong tay loại rượu này mà không biết rằng, hành vi trên có dấu hiệu của tội “Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm”. 
Trong mỗi chuyến đánh án, bắt
Trong mỗi chuyến đánh án, bắt "lái rắn", cảnh sát luôn phải chuẩn bị những đôi găng tay sắt phòng trường hợp bị loài động vật nguy hiểm này tấn công.
Để những chuyến thâm nhập vào hang ổ của kẻ buôn rắn chúa đảm bảo an toàn, người trinh sát nhỏ con, nhanh nhẹn Nguyễn Tuấn Anh phải kiên trì cả năm ròng tìm hiểu mánh khóe của “lái rắn”. Đơn giản nhất là dấu hiệu nhận biết rắn hổ mang thường với rắn chúa; phức tạp hơn là cách trấn tĩnh, cân bằng tâm lý khi “đụng” rắn hổ, nghe nó phun phì phì trước mặt; nghệ thuật vỗ về, túm đuôi bắt rắn chúa từ hang tối cũng rất quan trọng… Tất cả đều được người trinh sát tuổi Tỵ học hỏi, thực hành thuần thục trước khi chạm trán “ông trùm”.
Để những chuyến thâm nhập vào hang ổ của những kẻ buôn rắn chúa đảm bảo an toàn, cảnh sát phải kiên trì tìm hiểu mánh khóe của “lái rắn”. Đơn giản nhất là dấu hiệu nhận biết rắn hổ mang thường với rắn chúa; phức tạp hơn là cách trấn tĩnh, cân bằng tâm lý khi “đụng” rắn hổ; nghệ thuật vỗ về, túm đuôi bắt rắn chúa từ hang tối cũng cần học thuộc.

Phiên tòa náo loạn vì con rắn phóng ra tấn công bị cáo

Ngày 26/9, trong một phiên xử phúc thẩm của TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế bất ngờ xuất hiện một con rắn khiến cả phòng xử án hoảng loạn.

Việt Đức

Bạn có thể quan tâm