Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những quan điểm sai lầm về dinh dưỡng sức khỏe

10 quan điểm về dinh dưỡng và chế độ ăn dưới đây, lâu nay tưởng có hại cho sức khỏe, nhưng không phải!

1.Trứng không thực sự tốt cho sức khỏe

Người ta cho rằng ăn trứng làm tăng nguy cơ tim mạch vì chúng chứa một lượng lớn cholesterol. Nhưng gần đây các nhà khoa học đã chứng minh rằng cholesterol trong trứng không làm tăng lượng cholesterol cũng như nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vì trứng chủ yếu chứa cholesterol "tốt".

Đây là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhất trên hành tinh. Mặc dù nó chứa hàm lượng chất béo cao. Ăn trứng vào bữa sáng còn có tác dụng giảm cân nhiền hơn so với việc ăn bánh mỳ vào bữa sáng. Ngoài ra, trứng là loại thực phẩm tốt nhất chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ đôi mắt.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa không tốt cho cơ thể

Một vài thập kỷ trước đây họ cho rằng bệnh tim mạch bắt nguồn từ việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, nhất là chất béo bão hòa. Điều này được dựa trên các nghiên cứu đánh giá không toàn diện và hiện nay được chứng minh là hoàn toàn sai.

Chất béo bão hòa là chất cần thiết cho mọi tế bào của cơ thể, cho xương, nuôi dưỡng hệ miễn nhiễm và giúp bạn duy trì sức khỏe. Thịt, dầu dừa, phô mai, bơ... những thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Một vài nghiên cứu mới đây chứng minh rằng chất béo bão hòa không phải là thủ phạm gây ra bệnh tim mạch. Vì vậy, những thực phẩm tự nhiên có nhiều chất béo bão hòa không hề có hại cho sức khỏe bạn.

3. Nên ăn nhiều ngũ cốc

Trong ngũ cốc chứa chất gluten mà theo nhiều nghiên cứu, nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột. Đáng báo động hơn, gluten còn có ảnh hưởng tới việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt.

Ngoài ra, axit phytic có trong ngũ cốc sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không cho cơ thể hấp thụ. Chúng còn gây tổn thương niêm mạc ruột, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng không còn hiệu quả.

Ngũ cốc hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn nhiều thực phẩm khác như rau xanh. Chất gluten trong ngũ cốc có thể gây ra một vài vấn đề sức khỏe. Do đó, trước khi ăn bạn nên cân nhắc và không nên ăn quá nhiều.

4. Thực phẩm có chứa nhiều protein có hại cho xương và thận

Một chế độ ăn với lượng protein cao có thể gây ra bệnh loãng xương và các bệnh liên quan đến thận. Xét về ngắn hạn, nạp nhiều protein vào cơ thể sẽ làm tăng lượng canxi bị bài tiết trong xương nhưng xét trong dài hạn việc này sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực.

Cụ thể là nó củng cố và tăng cường cho hệ xương và giảm nguy cơ bị gãy xương. Đồng thời làm giảm huyết áp và cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh tiểu đường. Ngoài ra, không có nghiên cứu nào chỉ ra sự liên hệ giữa việc nạp nhiều protein và các bệnh ở thận.

5. Thực phẩm ít chất béo có lợi cho sức khỏe

Các nhà sản xuất hiểu rằng thực phẩm không chứa chất béo sẽ có vị rất tệ, giống như nhai bìa các tông, nên họ phải thêm nhiều chất khác để che lấp đi mùi vị tệ hại này. Thông thường họ sẽ thêm chất ngọt như đường, xi rô hoặc các chất ngọt nhân tạo khác cùng hương liệu.

Trong khi đó, rất nhiều nghiên cứu cho thấy đường là một trong những thủ phạm gây ra bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch, trầm cảm. Như vậy, không phải cứ thực phẩm ít chất béo là an toàn và có lợi cho sức khỏe.

6. Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày

Một thí nghiệm được thực hiện ở những nam giới bị béo phì cho thấy với những ai ăn 6 bữa một ngày cảm giác sức lực yếu hơn so với những người ăn 3 bữa một ngày.

Một nghiên cứu khác được hiện trên hai nhóm người. Một là ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và một nhóm ăn ba bữa trong ngày như bình thường. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt sức khỏe ở hai nhóm.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đến nay, không có bằng chứng xác thực nào chứng tỏ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày tốt cho sức khỏe. Thậm chí, tăng số bữa ăn đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ bị ung thu ruột.

7. Thức ăn giàu carbohydrate là nguồn cung cấp phần lớn lượng calo cho cơ thể

Quan điểm chủ đạo là mọi người nên ăn một chế độ ăn ít chất béo, thức ăn giàu carbohydrate vì chúng mang lại khoảng 50-60% tổng số calo cho cơ thể. Tức là một chế độ bao gồm nhiều loại ngũ cốc và một lượng rất nhỏ các thức ăn béo như thịt, trứng.

Chế độ có thể phù hợp với một số người, nhưng đối với những ai bị bệnh béo phì hay đái tháo đường, nếu nạp một lượng carbohydrate lớn trong mỗi bữa là một điều hết sức nguy hiểm. Thay vào đó, chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo được cho là một lựa chọn thông minh hơn.

8. Bổ sung nhiều Omega-3 và ăn dầu thực vật tốt cho cơ thể

Omega-3 có khả năng chống viêm và giảm nguy cơ của nhiều bệnh liên quan đến viêm nhiễm. Chúng có nhiều trong dầu cá, gan cá, nhất là trong cá hồi. Tuy nhiên vì rằng nó có bản chất là chất béo nên nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây ra béo phì và hàng loạt các bệnh phụ thuộc béo phì khác.

Omega-6 có nhiều trong hạt giống và dầu thực vật như dầu đậu tương, ngô, hướng dương. Cơ thể được bổ sung quá nhiều chất béo Omega-6 làm tăng nguy cơ bị tim mạch.

Vì vậy, chúng ta chỉ nên bổ sung axit béo Omega-6 và Omega-3 ở một tỉ lệ vừa phải.

9. Chế độ ăn ít carbohydrate ( low-carb) nguy hiểm cho sức khỏe

Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Nhiều chuyên gia sức khỏe cũng khuyến khích những ai muốn giảm cân nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe thì nên tuân thủ chế độ ăn Low-carb.

Những tác dụng của việc áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate (Low-carb) đó là: giảm lượng đường trong máu và cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường, tăng lượng cholesterol tốt HDL, giảm huyết áp, giảm đáng kể lượng chất béo.

Đa số các chuyên gia đều cho rằng chế độ ăn Low-carb rất tốt cho sức khỏe, dễ dàng áp dụng và hiệu quả nhất trong việc giảm cân.

10. Ăn nhiều chất béo làm bạn béo lên

Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Chế độ ăn giàu chất béo không đồng nghĩa với việc làm cho chúng ta tăng nhiều cân.

Chất béo rất cần thiết để kiến tạo màng tế bào, tổng hợp chất xám của hệ thần kinh, hấp thu vận chuyển các sinh chất, đặc biệt là các vitamin tan như A, D, E... Chất béo cũng là chất cho năng lượng cao nhất khi chuyển hóa, trong khi 1 gam chất đạm hay đường chỉ cho 4 calo thì chất béo cho gấp đôi, đến 9 calo.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin tổng hợp lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự, sức khỏe.

http://infonet.vn/nhung-quan-diem-sai-lam-ve-dinh-duong-suc-khoe-post152805.info

Theo Thanh Nga/ Infonet

Bạn có thể quan tâm