Thế giới
Ảnh & Video
Những quốc gia siêng năng nhất thế giới
- Thứ hai, 19/1/2015 18:00 (GMT+7)
- 18:00 19/1/2015
Nước Mỹ, cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, không phải là một trong 10 quốc gia có giờ làm việc đầu người cao nhất.
|
Cộng hòa Slovakia: 1.786 giờ làm việc/người/năm. Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, người dân Slovakia vẫn là một trong những dân tộc cần cù và làm việc chăm chỉ nhất thế giới để xây dựng nền kinh tế sau khi độc lập. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này đạt đỉnh điểm là 19% vào năm 1999. Tình hình suy thoái toàn cầu gần đây khiến tỷ lệ này dao động khoảng 13%. Những người có việc làm đều nỗ lực hết sức mình. Tuy nhiên, người dân Slovakia đối mặt với cảnh công việc bấp bênh vì các công ty thường không muốn ký hợp đồng lâu dài với nhân công, thường xuyên tuyển lao động giá rẻ. Nhà máy Foxconn từng bị chỉ trích sau khi sa thải hàng trăm công nhân ở Slovakia để tuyển mới. Ảnh: foxconnslovakia.sk |
|
Mexico: 1866 giờ làm việc/người/năm. Giờ làm việc của người dân Mexico mỗi năm nhiều hơn nước láng giềng, nước Mỹ (1778 giờ/năm). Ông Armando Chacon, giám đốc Viện nghiên cứu cạnh tranh Mexico, cho rằng người dân của nền kinh tế lớn thứ 14 thế giới cần phải chăm chỉ hơn nữa trong cuộc chạy đua với các cường quốc khác, do phần lớn dân Mexico có trình độ học vấn không cao. Cũng theo ông Armando, vì người Mexico có kỹ năng và kiến thức không bằng người Mỹ nên hiệu quả công việc so với thời gian bỏ ra không cao. Ảnh: Wikipedia |
|
Thổ Nhĩ Kỳ: 1877 giờ làm việc/người/năm. Một trong những câu nói mà các học sinh tiểu học ở Thổ Nhĩ Kỳ từng phải học thuộc lòng là "Tôi là công dân Thổ Nhĩ Kỳ và tôi rất cần cù". Tuy mức lương trung bình của một người vừa tốt nghiệp khoảng 10 USD/giờ, Thổ Nhĩ Kỳ có tới 30 tỷ phú nổi tiếng thế giới. Giới nhà giàu Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu sống ở các vùng tây bắc và phía tây, trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao chủ yếu ở phía đông. Ảnh: NYDailynews
|
|
Estonia: 1879 giờ làm việc/người/năm. Ngoài đức tính cần cù, chính phủ Estonia rất quan tâm tới việc nâng cao trình độ giáo dục của người dân. Sinh viên Estonia thường đi làm ngay từ khi còn đang đến trường. Trước và sau thời Liên Xô, công nhân Estonia nổi tiếng là một trong những nguồn nhân lực chăm chỉ. Tinh thần tự nguyện tham gia các hoạt động cộng đồng cũng là đặc trưng của người Estonia. Ảnh: flahertiana.ru |
|
Ba Lan: 1939 giờ làm việc/người/năm. Tinh thần nỗ lực làm việc của người dân Ba Lan từng gây nên những cuộc tranh cãi ở nước Anh trong những năm qua. Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 2004, Ba Lan được quyền tiếp cận với thị trường lao động ở châu Âu, người Ba Lan di cư đến các nền kinh tế lớn trong khối, như nước Anh và Hà Lan, để tìm việc. Lao động Ba Lan được công nhận là một trong những nguồn nhân lực siêng năng tại Anh. Ảnh: WSJ |
|
Cộng hòa Czech: 1947 giờ làm việc/người/năm. Một trong những khái niệm để hình dung về tinh thần làm việc cần cù của người dân Cộng hòa Czech chính là từ robot, lần đầu giới thiệu trong một vở kịch hồi thập niên 1920 tựa đề R.U.R do một tác giả người Czech viết kịch bản. Những robot trong vở kịch được chế tạo để làm việc và mang lại lợi nhuận cho con người, nhưng sau này chúng phát động một cuộc nổi dậy. Dù là một dân tộc chăm chỉ, người dân Czech tự nhận họ là đất nước bi quan thứ 2 thế giới trong một khảo sát của Viện Gallup (Mỹ) công bố cuối năm 2012. Họ nhận ra rằng, chưa hẳn cật lực làm việc liên tục là một điều tốt. Người Czech cũng thừa nhận những tính xấu như sự ganh tị hoặc xảo quyệt. Ảnh: Wikipedia |
|
Hungary: 1961 giờ làm việc/người/năm. Dù người Hungary làm việc rất vất vả mỗi ngày, nền kinh tế Hungary vẫn chưa phải là một nước phát triển và trả lương cao cho người dân. Do chỉ có 55% người trong độ tuổi lao động ở Hungary đi làm (và đóng thuế) trong năm 2012, nên gánh nặng hỗ trợ những người thất nghiệp đè lên họ. Chính phủ Hungary luôn nỗ lực khuyến khích người dân rằng thành công sẽ đến nếu bạn làm việc chăm chỉ. Ảnh: ec.europa.eu |
|
Nga: 1976 giờ làm việc/người/năm. Từ thời Liên Xô, chính phủ đã ban hành nhiều sáng kiến để khuyến khích người dân chăm chỉ lao động. Một trong những chính sách điển hình là phong trào Stakhanovite trong thập niên 1930, xuất phát từ ngành công nghiệp khai thác mỏ và lan rộng ra tất cả các ngành khác. Tinh thần làm việc hăng say vẫn tiếp tục phổ biến ở Nga từ sau thập niên 1990, sau khi Liên Xô tan rã, đến nay. Để chăm sóc cho người lao động, nước Nga có tỷ lệ bác sĩ và các nhân viên y tế trên đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Ảnh: eorna.eu |
20 triệu USD. Điều này một phần chứng tỏ Chile trân trọng giá trị của những công dân làm việc chăm chỉ. Ảnh: AFP" /> |
Chile: 2068 giờ làm việc/người/năm. Chính phủ Chile quản lý điều kiện lao động rất chặt chẽ. Pháp luật quy định mỗi cá nhân có thể làm việc đến 45 giờ/tuần và được nghỉ hẳn một ngày trong tuần. Trong chiến dịch giải cứu 33 thợ mỏ bị mắc kẹt dưới lòng đất hồi năm 2010, ngân sách chính phủ và tiền đóng góp của các tập đoàn khai thác mỏ chiếm khoảng 70% trong tổng chi phí đến 20 triệu USD. Điều này một phần chứng tỏ Chile trân trọng giá trị của những công dân làm việc chăm chỉ. Ảnh: AFP |
|
Hàn Quốc: 2193 giờ làm việc/người/năm. Người dân Hàn Quốc cho rằng làm việc ngoài giờ là điều hiển nhiên. Tình hình nghiêm trọng đến nỗi chính phủ nước này từng ban hành chính sách 40 giờ làm việc/tuần để giải tỏa áp lực cho những cá nhân thường xuyên phải tăng ca. Tuy nhiên, sau 10 năm, chính sách này có rất ít ảnh hưởng đến những người thường xuyên bận rộn. Nguyên nhân là các chủ doanh nghiệp không giảm yêu cầu năng suất và định mức, bất chấp chính phủ đề nghị giảm giờ làm. Do vậy, nhiều người lao động vẫn chấp nhận làm ngoài giờ để đáp ứng yêu cầu thời hạn và định mức công việc. Ảnh: Mashable |
Anh
Pháp
Mexico
người lao động
Foxconn
công nhân
cần cù
nhà máy