Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những 'tác phẩm' phản cảm trên bàn học

Có dịp bước vào một ngôi trường, nhìn lên tường, mặt bàn, bạn có thể thấy những câu nói tục tĩu, hình ảnh phản cảm, câu chửi thề. Tác giả chính là các em học sinh.

Đối tượng học sinh viết, vẽ bậy có đủ các độ tuổi từ cấp 1, cấp 2 cho đến cấp 3, thậm chí đại học cũng không ngoại lệ. Nhưng nhiều nhất vẫn là học sinh từ lớp 9 đến lớp 12, và nam nhiều hơn nữ.

Môi trường học tập lành mạnh phải bao gồm cả việc xây dựng hình ảnh mỹ quan cho trường học. Ảnh: những bức tường sạch sẽ tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp của Trường ĐH Queensland (Úc) - Ảnh: T.T.D.
Môi trường học tập lành mạnh phải bao gồm cả việc xây dựng hình ảnh mỹ quan cho trường học. Trong ảnh là những bức tường sạch sẽ tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp của ĐH Queensland (Australia).

Nữ sinh cá tính và nữ sinh ‘cá ươn’

Theo TS Huỳnh Văn Sơn, có nhiều nguyên nhân khiến hiện tượng nữ sinh đánh nhau phổ biến, nhưng quan trọng nhất là xã hội đang để các em hiểu sai khái niệm “khẳng định mình”.

Nhem nhuốc những bức hình

Những gì được viết, vẽ trên bàn, ghế, tường, cánh cửa? Đủ mọi thứ, nhưng nhiều nhất là những nội dung phản cảm, những câu thơ chế tục tĩu, những câu chửi thề, thậm chí các em còn ghi những lời nhục mạ người khác một cách cay nghiệt: "con mẹ đó chết đi"...

Những điều ghê gớm như thế được viết, vẽ rất nhiều ở phòng vệ sinh, nhất là phòng vệ sinh nam ở các trường đại học. Vì phòng vệ sinh là nơi kín đáo, viết vẽ bậy mà không bị người khác phát hiện. Ở một số nơi, sinh viên còn mang cả bình xịt sơn vào phòng vệ sinh để vẽ cho nổi bật.

Một điều có tính chất tỉ lệ thuận là học sinh ở những trường đầu vào thấp - kể cả đại học - thì tình trạng này xảy ra càng nhiều. Còn những trường đầu vào cao thì ít hơn.

Mặt bàn là nơi bị vẽ, viết bậy nhiều nhất, và cũng được sử dụng đa năng nhất: ghi phao bài để kiểm tra, tỏ tình với người ngồi cùng chỗ nhưng khác lớp, ghi tên thần tượng của mình, tên người yêu hoặc tên mà mình thích, vẽ hình nhân vật truyện tranh.

Dụng cụ học tập chính là công cụ để vẽ bậy, viết bậy một cách tiện lợi nhất: compa, bút xóa, bút chì, cao cấp hơn thì dùng bình xịt sơn để vẽ những hình ảnh hoành tráng mà sinh viên đại học thường dùng.

Vậy lúc nào các em thường hay vẽ, viết bậy nhất? Không phải trong giờ ra chơi, mà ngay trong những tiết học các em cho là nhàm chán và giáo viên không để ý, hoặc tranh thủ 5 phút chuyển tiết, khi đến sớm chưa vô giờ học; nhiều khi chỉ do sự vô thức, không biết mình vẽ cái gì và mặt bàn đáng thương trở thành nơi chịu trận!

Vì sao học sinh viết bậy, vẽ bậy?

Vì sao em lại hay viết, vẽ bậy lên bàn ghế? Từ câu hỏi này trong khảo sát bỏ túi của chúng tôi, các em đã nêu lý do như sau: vì tiết học quá chán, vẽ để giải khuây; thấy các bạn vẽ nên cũng làm theo, vì khi có bạn vẽ, viết bậy gì đó thì các bạn trong lớp chỉ trỏ rất vui; vì vẽ xong thấy rất thích, vì muốn gây sự chú ý...

Những "tác phẩm" tục tĩu như vậy không chỉ làm hư hỏng tài sản,, làm mất mỹ quan trường lớp, mà quan trọng hơn là làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ngôi trường và học sinh, sinh viên ở ngôi trường ấy.

Một số học sinh bày tỏ: "Em thật sự bị sốc khi bước vào nhà vệ sinh và thấy những bức tranh như vậy trên tường. Bao nhiêu ấn tượng tốt đẹp của em về ngôi trường đã bị sụp đổ. Em thấy rất ân hận khi đã chọn học ở đây", "Em nghĩ chắc trường này toàn những người ăn chơi, hư hỏng".

Làm sao để chấm dứt nạn viết vẽ bậy?

Biện pháp xử phạt bao giờ cũng mang lại hiệu quả. Chúng ta nên áp dụng những hình thức xử phạt từ nhẹ đến nặng như: bắt "tác giả" phải làm biến mất những gì mình đã gây ra, phải dọn vệ sinh cho nhà trường trong một thời gian nào đó, hạ bậc hạnh kiểm...

Đừng để tình trạng "Em thấy các bạn vẽ bậy mà không bị gì cả, nên em cũng vẽ theo cho vui" trở thành chuyện thường ngày ở trường học.

Ngay từ đầu năm học nhà trường phải căn dặn học sinh, nhắc nhở, cảnh báo các hình thức xử phạt, và nên dành một buổi sinh hoạt cho học sinh về ý thức giữ gìn mỹ quan nơi công cộng. Khi nâng cao được nhận thức thì các vấn đề còn lại không có gì khó.

Một số học sinh đã có những đề nghị rất cụ thể với chúng tôi như: "nên lắp đặt camera để theo dõi thì các bạn sẽ rất sợ bị phát hiện", "ai ngồi bàn nào phải chịu trách nhiệm về bàn đó. Và để tránh hiện tượng đổi bàn khi vi phạm, các bàn nên được đánh số thứ tự thì các bạn không thể nào đổ lỗi cho người khác", "nếu như các bức tường được sơn dầu thì vẽ hay viết lên đều rất khó hơn so với sơn nước"...

Điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên, đừng để tình trạng "đánh trống bỏ dùi"- ban đầu làm chặt về sau lơ là, các em sẽ lờn "thuốc" và lại tiếp tục "sáng tác"!

Thiều của Hoa vàng trên cỏ xanh nổi tiếng tại trường

Nhờ diễn xuất tự nhiên trong bộ phim chiếu rạp đình đám, Thịnh Vinh (vai Thiều) bất ngờ trở thành hot boy tại trường THPT Phan Đăng Lưu TP HCM.

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151010/nhung-tac-pham-phan-cam-tren-ban-hoc/982831.html

Theo Hoàng Thị Thu Hiền/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm