Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những tai nạn máy bay vì va chạm với chim

Ngành hàng không chứng kiến nhiều tai nạn xảy ra, một số sự việc có thương vong đáng kể, khi phi cơ đang bay giữa không trung va chạm với những đàn chim tưởng chừng vô hại.

qq

Một trực thăng Black Hawk hư hại do đâm phải một con sếu. Cơ quan quản lý hàng không liên bang Mỹ (FAA) ước tính tai nạn do máy bay va chạm với chim khiến Mỹ thiệt hại 400 triệu USD hàng năm (gồm chi phí sửa chữa và những khoản lỗ do máy bay hư không thể tiếp tục hoạt động), khiến hơn 200 người thiệt mạng kể từ năm 1988. Ảnh: Wikipedia

Ngày 20/1/1995, khi một chiếc Dassault Falcon 20 rơi tại sân bay ở thủ đô Paris, Pháp, lúc cố gắng hạ cánh khẩn cấp. Nguyên nhân sự cố do một đàn chim te te đã bay vào động cơ máy bay gây hư hại động cơ và tạo ra một đám cháy ở thân máy bay. Tất cả 10 người trên phi cơ đều thiệt mạng sau vụ tai nạn. Ảnh minh họa: Flight Global
Ngày 20/1/1995, một chiếc Dassault Falcon 20 rơi tại sân bay ở thủ đô Paris, Pháp, lúc cố gắng hạ cánh khẩn cấp. Nguyên nhân sự cố do một đàn chim te te đã bay vào động cơ máy bay gây hư hại động cơ và tạo ra một đám cháy ở thân máy bay. Tất cả 10 người trên phi cơ đều thiệt mạng sau vụ tai nạn. Ảnh minh họa: Flight Global
Ngày 22/9/1995, một chiếc Boeing E-3 Sentry AWACS của Không quân Mỹ số hiệu 77-0354 rơi không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ. Một vài con ngỗng đã bay vào động cơ gây hư hại nghiêm trọng. Máy bay rơi ở vị trí cách đường băng khoảng 3 km khiến toàn bộ 24 người trên phi cơ thiệt mạng. Ảnh: Flight Global

Ngày 22/9/1995, một chiếc Boeing E-3 Sentry AWACS của Không quân Mỹ số hiệu 77-0354 rơi không lâu sau khi cất cánh từ căn cứ. Một vài con ngỗng đã bay vào động cơ gây hư hại nghiêm trọng. Máy bay rơi ở vị trí cách đường băng khoảng 3 km khiến toàn bộ 24 người trên phi cơ thiệt mạng. Ảnh: Flight Global

Tháng 4/2007, một chiếc Boeing 757 của hãng Thomsonfly khi bay từ sân bay Manchester đến sân bay Lanzarote (Tây Ban Nha) bị hư động cơ bên phải do ít nhất một con chim bay vào. Động cơ bốc cháy và tỏa khói nghi ngút. Máy bay phải quay trở về Manchester để hạ cánh khẩn cấp. Hơn 200 hành khách trên phi cơ trải qua một khoảnh khắc đứng tim, nhưng may mắn là máy bay hạ cánh an toàn. Một người ở sân bay đã quay lại toàn cảnh sự cố. Ảnh: Flight Global
Tháng 4/2007, một chiếc Boeing 757 của hãng Thomsonfly khi bay từ sân bay Manchester (Anh) đến sân bay Lanzarote (Tây Ban Nha) bị hư động cơ bên phải do ít nhất một con chim bay vào. Động cơ bốc cháy và tỏa khói nghi ngút. Máy bay phải quay trở về Manchester để hạ cánh khẩn cấp. Hơn 200 hành khách trên phi cơ trải qua khoảnh khắc đứng tim, nhưng may mắn là máy bay hạ cánh an toàn. Một người ở sân bay đã quay lại toàn cảnh sự cố. Ảnh: Flight Global

Ngày 4/1/2009, một trực thăng Sikorsky S-76 đâm phải một con chim ưng đuôi đỏ khi đang bay tại bang Louisana (Mỹ). Chim ưng lao vào kính chắn gió của trực thăng ở vị trí bên phải phi công. Vụ va chạm khiến phần kính bị vỡ, dẫn đến hàng loạt sự cố khiến máy bay mất năng lượng và rơi xuống một đầm lầy. 8 trong số 9 người trên trực thăng thiệt mạng sau vụ tai nạn, hành khách còn lại bị thương rất nặng. Ảnh: Flight Global

Ngày 4/1/2009, một trực thăng Sikorsky S-76 đâm phải một con chim ưng đuôi đỏ khi đang bay tại bang Louisana (Mỹ). Chim ưng lao vào kính chắn gió của trực thăng ở vị trí bên phải phi công. Vụ va chạm khiến phần kính bị vỡ, dẫn đến hàng loạt sự cố khiến máy bay mất năng lượng và rơi xuống một đầm lầy. 8 trong số 9 người trên trực thăng thiệt mạng sau vụ tai nạn, hành khách còn lại bị thương rất nặng. Ảnh: Flight Global
Cú hạ cánh ngoạn mục của chuyến bay số hiệu 1549 của hãng US Airways trên sông Hudson hồi tháng 1/2009 đi vào lịch sử hàng không khi 150 hành khách và thành viên phi hành đoàn bình an vô sự sau sự cố. Tuy nhiên, không nhiều người biết thủ phạm gây ra tai nạn chính là một đàn ngỗng. Khoảng 3 phút sau khi phi cơ cất cánh, một đàn ngỗng bay ngang qua máy bay và một số con lao vào cả 2 bên động cơ gây hư hại. Cơ trưởng xác định máy bay không thể tiếp tục bay đến bất kỳ sân bay nào gần đó, nên chọn địa điểm hạ cánh khẩn cấp là sông Hudson. Ảnh: NYDaily News
Cú hạ cánh ngoạn mục của chuyến bay số hiệu 1549 của hãng US Airways trên sông Hudson hồi tháng 1/2009 đi vào lịch sử hàng không khi 150 hành khách và thành viên phi hành đoàn bình an vô sự sau sự cố. Tuy nhiên, không nhiều người biết thủ phạm gây ra tai nạn chính là một đàn ngỗng. Khoảng 3 phút sau khi phi cơ cất cánh, một đàn ngỗng bay ngang qua máy bay và một số con lao vào cả 2 bên động cơ gây hư hại. Cơ trưởng xác định máy bay không thể tiếp tục bay đến bất kỳ sân bay nào gần đó, nên chọn địa điểm hạ cánh khẩn cấp là sông Hudson. Ảnh: NYDaily News
Để ngăn chặn sự cố tái diễn, New York Times cho biết các cơ quan về môi trường và động vật đã triển khai bắt hơn 1.200 con ngỗng ở 17 địa điểm trên toàn New York. Bộ Nông nghiệp Mỹ thậm chí còn bôi dầu lên hơn 1.700 quả trứng ngỗng để ngỗng con không thể phát triển do thiếu không khí.
Để ngăn chặn sự cố tái diễn, New York Times cho biết các cơ quan về môi trường và động vật đã bắt hơn 1.200 con ngỗng ở 17 địa điểm trên toàn New York. Bộ Nông nghiệp Mỹ thậm chí còn bôi dầu lên hơn 1.700 quả trứng ngỗng để ngỗng con không thể phát triển do thiếu không khí. Ảnh: Business Insider

Gió mạnh thổi văng máy bay khỏi đường băng ở Anh

Ít nhất 4 người bị thương khi gió lớn khiến một chiếc máy bay trượt khỏi đường băng ở Anh lúc nó đang cố gắng cất cánh vào sáng 2/1.

'Tắc nghẽn' bầu trời Đông Nam Á gây áp lực lên phi công

Theo giới chuyên gia, số lượng các chuyến bay dày đặc trên bầu trời Đông Nam Á gây áp lực lên đài kiểm soát không lưu và buộc phi công thực hiện hành động đơn phương nguy hiểm.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm