Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thời điểm không nên ăn đào

Đào đem lại nhiều lợi ích đối với cơ thể. Điều này chỉ đúng nếu chúng được ăn vào thời điểm thích hợp.

Những ngày tháng 8, nhìn đường phố bày bán nhiều đào, dù rất muốn ăn nhưng chị Nguyễn Thị Hòa (Thanh Xuân, Hà Nội) không dám mua về ăn bởi đối với chị, loại quả này rất độc hại.

Chị cho biết cách đây 10 năm, người thân của mình mình từng suýt chết sau khi ăn đào. Khi đó, chị gái chị Hòa mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, đang nằm điều trị trong viện. Sau khi ăn 2 quả đào, chị nôn rất nhiều

Kể từ đó, đào trở thành một loại quả cấm kỵ với gia đình, nhất là khi có người đang ốm.

thoi diem khong nen an dao anh 1
Ăn đào khi cơ thể đang bị ốm không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Thespruce.

Trả lời thắc mắc của chị Hòa về việc liệu đào có thực sự là loại quả gây độc, TS.BS Trương Hồng Sơn - Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết từ trước đến nay y văn chưa ghi nhận trường hợp nào ăn đào gặp phải các vấn đề nguy hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, trong một số thời điểm, việc ăn đào có thể tác động không tốt lên cơ thể.

“Trường hợp trên là rất hiếm gặp. Theo Đông y, đào có vị đắng, ngọt, tính bình, có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, có tác dụng trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết. Do vậy, có thể, bệnh nhân bị xuất huyết giảm tiểu cầu, ăn nhiều đào có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng xuất huyết”, TS Sơn phân tích.

Do đó, chuyên gia lưu ý người bệnh với cơ thể suy nhược, nhiều bệnh trong người hay những người có chức năng tràng vị tương đối kém không nên ăn quá nhiều đào.

Loại quả này có chứa lượng lớn chất dinh dưỡng thực vật không dễ tiêu hóa, khi ăn quá nhiều sẽ tăng gánh nặng cho tràng vị. Bệnh nhân mới ốm dậy, yếu dạ dày khó hấp thụ không nên dùng.

Đại tá, Lương y Bùi Hồng Minh, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội), cũng khuyến cáo những người đang ốm, đặc biệt bị viêm họng, sốt, chảy máu cam, ăn đào sẽ khiến tình trạng bệnh tăng nặng.

TS Sơn lưu ý thêm đối với những người khỏe mạnh, đào vẫn là một loại quả tốt cho sức khỏe.

Một trái đào trung bình (147 g) cung cấp khoảng 50 calo, 0,5 g chất béo, không chứa cholesterol và muối, 15 g carbohydrate, 13 g đường, 2 g chất xơ và 1 g protein. Loại quả này có thể cung cấp được 6% nhu cầu vitamin A và 15% nhu cầu vitamin C một ngày. Đào cũng là nguồn cung cấp vitamin E, vitamin K, vitamin B3, folate, sắt, choline, kali, magie, phospho, kẽm và đồng rất tốt cho cơ thể.

Đào còn được cho là có tác dụng chống oxy hóa, do có chứa lutein, zeaxanthin và beta - crytoxanthin, có thể giúp hạ kali máu, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, chống viêm da, chống khô mắt, phòng ngừa táo bón, trĩ, loét dạ dày, giảm stress, lo âu, hạ cholesterol, giúp xương và răng chắc khỏe, tốt cho tế bào, ngăn sự lão hóa của hệ thần kinh.

Khi nào sầu riêng trở thành chất độc với cơ thể?

Bên cạnh những lợi ích, sầu riêng có thể gây bệnh nghiêm trọng cho cơ thể trong một số trường hợp nhất định.


Hà Quyên

Bạn có thể quan tâm