1. Ngồi cả ngày
Những người làm văn phòng trung bình có thời gian ngồi gấp rưỡi khoảng thời gian đi đứng. Cùng với việc bị đau lưng, thói quen ngồi lâu cũng đi kèm với tăng cân, tiểu đường và bệnh tim. Theo một nghiên cứu của Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ, những người ngồi lâu có khả năng tử vong cao vì những bệnh này.
Ngồi lâu một chỗ sẽ làm tăng nguy cơ bệnh xương khớp, tiểu đường và bệnh tim. Hình minh họa. |
Ngay cả tập thể dục hàng ngày cũng không thể chống lại tác động của việc ngồi quá lâu. Đứng dậy khoảng vài phút mỗi giờ tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Có thể đặt đồng hồ báo hàng giờ để nhắc bạn đứng dậy đi lại trong văn phòng.
2. Ăn trưa một mình tại bàn làm việc
Theo một nghiên cứu của Right Management, 65% người Mỹ ăn trưa tại bàn làm việc, dẫn đến ngồi nhiều và ít tương tác xã hội.
Hãy tranh thủ ra ngoài ăn trưa thay vì ngồi lì bên bàn làm việc và ăn trưa một mình. Hình minh họa. |
Tương tác xã hội ảnh hưởng đáng kể đến việc sống lâu. Một thống kê lớn vào năm 2010 cho thấy các quan hệ cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà còn tới tỉ lệ mắc bệnh và tử vong. Những người có quan hệ xã hội rộng tăng 50% khả năng sống lâu.
Một báo cáo khác cho thấy sự cô độc có thể dẫn đến khả năng miễn dịch bị tổn thương và viêm nhiễm, góp phần vào bệnh tim và các bệnh mãn tính khác.
3. Ăn không để ý
Càng stress, con người càng không để ý đến những gì mình ăn. Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Consumer Research về tác động của căng thẳng tâm thần với lựa chọn thực phẩm, sau khi hoàn thành một nhiệm vụ trí óc phức tạp, con người thường chọn thức ăn kém lành mạnh hơn.
Khi stress, con người thường không để ý tới những gì mình ăn. Hình minh họa. |
Và dù thức ăn lành mạnh, vẫn có thể có ảnh hưởng sức khỏe khác. Cơ thể không thể tiêu hóa thức ăn trong chế độ hoạt động hết công suất, nên ăn vặt khi bị stress có thể dẫn tới khó chịu tiêu hóa bao gồm đầy hơi, đau bụng và táo bón.
Trước khi bạn ăn vặt, hãy hít một hơi thật sâu và bình tĩnh lại. Thử uống nước trước xem sao.
4. Lơ đãng vì các mạng xã hội
Các nghiên cứu cho thấy, chất dopamine trong não kích thích con người tìm các hoạt động vui vẻ. Khi bạn xem ảnh và trạng thái của bạn bè trên Facebook, hệ thống opioid khiến bạn cảm thấy vui. Và hệ thống dopamine-opioid này tiếp tục thúc đẩy bạn tìm niềm vui với việc post bài, email hỏi thăm lẫn nhau…
Mạng xã hội rất dễ khiến bạn bị "nghiện". Hình minh họa. |
Khi bạn muốn dứt khỏi bảng biểu công việc để xem Facebook, lúc ấy não bạn đang cần nghỉ ngơi. Hãy thử làm việc khác có thể bổ sung thay thế. Hít thở sâu, nói chuyện cùng đồng nghiệp, đi dạo vòng quanh hay nghe một bài hát yêu thích.
Nếu bạn hoạch định thời gian cho mạng xã hội, hãy đảm bảo nó sẽ không choán hết thì giờ của bạn. Và bạn sẽ không chỉ ngồi một chỗ cả ngày với màn hình máy tính.
5. Không đi ra ngoài
Có thể bạn quá bận và bị cuốn hút vào công việc. Nhưng ánh nắng quan trọng với sức khỏe và hạnh phúc của con người. Nghiên cứu cho thấy rằng não bộ sản sinh nhiều serotonin cân bằng tâm trạng hơn khi phơi nắng.
Nếu ngồi cả ngày trong phòng, không tắm nắng, bạn sẽ bị thiếu vitamin D. Hình minh họa. |
Theo một nghiên cứu khác, các tia cực tím tạo ra endorphins, khiến não cảm thấy tốt hơn. Và ngoài cơ hội hít thở khí trời, đi ra ngoài còn có thể bổ sung vitamin D.
Bạn có thể tận dụng những khoảng thời gian ngắn trong ngày: đi ăn trưa, ra ngoài trong giờ nghỉ hoặc gọi điện thoại, gặp gỡ vài người…