Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng.
Táo bón khiến nhiều bà bầu cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu, thậm chí, sau khi sinh, một số mẹ còn gặp tình trạng bị bệnh trĩ do táo bón lâu ngày. Nhiều người dù rất khó chịu, nhưng vẫn cố chịu đựng không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Sau đây là một số thực phẩm để giúp bà bầu thoát khỏi cảnh táo bón:
Khoai lang
Trong khoai lang chứa rất ít chất béo, lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.
Khoai lang trị táo bón rất hiệu quả. |
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100 g/ngày) rất có lợi thế cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu cầu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên các bà bầu cũng cần lưu ý, ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân, béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.
Chuối
Thành phần dinh dưỡng như các loại vitamin, chất bột, tinh bột, protein, các chất khoáng như magie, natri, canxi, lưu huỳnh, kẽm, sắt, kalium, lipid, protid, glucid, phosphat.
Nếu so sánh chuối với khoai tây, thịt thì chuối có giá trị về dinh dưỡng hơn và giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn. Trong chuối sứ, chuối tây còn chứa 2 hợp chất quan trọng là serotinin và nore-pinephrin, cùng với dopamin và một catecholamin chưa xác định có tác dụng quan trọng trong ngành y học.
Cháo cá chép
Theo y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, có công dụng an thai, thông sữa, giảm ho suyễn, lợi tiểu, tiêu phù thủng…
Nguyên liệu: Một con cá chép khoảng nửa kg (chọn cá tươi, còn sống), 100 gr gạo tẻ loại ngon, 30 gr hạt sen, 30 gr vị thuốc nhục thung dung, 10 gr sa nhân và các gia vị hành, ngò, mắm, muối, tiêu, bột nêm…
Chế biến: Cá chép làm sạch vảy, bỏ nội tạng bên trong, gạo vo sạch để sẵn, sa nhân giã dập. Cho nhục thung dung và sa nhân vào nồi cùng nửa lít nước nấu khoảng 15 phút, gạn lọc lấy nước thuốc đó rồi cho tiếp cá, gạo, hạt sen vào nấu đến khi vừa chín tới, nêm nếm các gia vị vừa ăn. Ngày dùng hai lần, dùng thường xuyên, thích hợp trong thời gian mang thai.
Món cháo cá chép này có tác dụng chủ trị tình trạng ăn ngủ kém, an thai và chống táo bón.
Đu đủ chín
Đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón. Đồng thời, đu đủ chín khá dễ ăn bởi vậy, có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Ảnh minh họa. |
Bí đỏ
Với vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Nó là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu.
Ngoài ra, bí ngô còn dồi dào chất xơ, giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều beta carotin, vitamin B9, carotene và vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, photpho, có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng và làm khoan khoái bụng.
Khi mang thai nếu bị táo bón chỉ cần ăn cháo cà rốt 1 lần/ngày, ăn liên tục từ 3-5 ngày hoặc dùng nước ép cà rốt có tác dụng điều trị táo bón khá hiệu quả.