Một số loại nấm mốc gây ra phản ứng dị ứng và các vấn đề về hô hấp. Ảnh: Self. |
Nếu bạn thấy nấm mốc trên thực phẩm còn sót lại, suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là vứt chúng đi. Theo Insider, một số loại thực phẩm có thể ăn được dù đã bị mốc nếu bạn xử lý đúng cách.
Có thể ăn: Trái cây và rau cứng
Đối với nhiều loại thực phẩm bị mốc không an toàn để ăn, rất có thể nấm mốc đã ăn sâu vào thực phẩm. “Rễ” của nấm mốc thường xâm nhập vào nhiều loại thực phẩm hơn những gì bạn có thể nhìn thấy.
Janilyn Hutchings, chuyên gia về an toàn thực phẩm (CP-FS) cho StateFoodSafe, giải thích đây không phải là trường hợp của các loại trái cây và rau quả cứng như bắp cải, cà rốt, quả lê. Những thực phẩm như củ cải, khoai tây và ớt chuông vẫn an toàn để ăn miễn là bạn loại bỏ vết mốc khoảng 2,5 cm xung quanh nó.
Có thể ăn: Một số loại thịt cứng đã qua xử lý
Xúc xích cứng, giăm bông sấy khô có bề mặt mốc trắng. Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Richards giải thích: “Nó là một phần của quá trình sản xuất. Loại nấm mốc lành tính này được thêm vào bên ngoài thịt với hai lý do. Nó giúp chữa bệnh và cung cấp một lớp phủ bảo vệ để giữ cho xúc xích an toàn khỏi vi khuẩn”. Vì vậy, nấm mốc trên những loại thịt này sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn nhạy cảm với nấm mốc, chuyên gia dinh dưỡng Lisa Richards khuyên bạn chà sạch hoặc cắt bỏ nấm mốc trước khi sử dụng.
Có thể ăn: Một số loại phô mai
Một số loại phô mai khác nhau được làm bằng nấm mốc ngay từ đầu. Theo Eat Well, một số loại phô mai sử dụng nấm mốc là một phần nhỏ của quy trình sản xuất. Do đó, phát triển thêm một loại nấm mốc nhỏ trên bề mặt sẽ không gây hại cho phần còn lại của phô mai.
Tương tự trái cây và rau quả cứng, phô mai cứng chống lại sự lây lan của nấm mốc làm nhiễm khuẩn các thực phẩm khác.
Đối với các loại phô mai này, chuyên gia về an toàn thực phẩm Janilyn Hutchings khuyên bạn nên cắt bỏ ít nhất 2,5 cm xung quanh chỗ bị mốc, đảm bảo dao không tiếp xúc với nấm mốc.
Phô mai xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết như canxi, protein và phốt pho, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh: Behance. |
Nên vứt bỏ: Phô mai mềm hoặc cắt nhỏ
Theo Mayo Clinic, bản chất mềm, lỏng hơn của phô mai có thể tạo điều kiện cho nấm mốc lây lan và cùng với đó là vi khuẩn như E. coli.
Ngoài ra, bạn cũng nên vứt bỏ phô mai cứng nếu chúng được cắt nhỏ hoặc cắt lát, vì các quy trình này sẽ loại bỏ chất đệm nấm mốc mà một khối phô mai cứng có.
Nên vứt bỏ: Các loại hạt và đậu
Nhiều người lầm tưởng bản chất rắn của các loại hạt có thể bảo vệ chúng khỏi nấm mốc giống các loại rau cứng.
Tuy nhiên, hướng dẫn về thực phẩm bị mốc của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cảnh báo những thực phẩm như thế này, cũng như bơ hạt, có nguy cơ phát triển nấm mốc cao vì chúng không được chế biến bằng chất bảo quản.
Nên vứt bỏ: Bánh mì và bánh ngọt
Nấm mốc rất dễ phát triển trên các loại thực phẩm mềm và xốp như bánh mì và bánh nướng. Một loại mốc phổ biến phát triển trên bánh mì là Rhizopus stolonifer, còn được gọi là mốc bánh mì đen, có thể gây nhiễm trùng chết người. Thay vì mạo hiểm với bệnh tật, tất cả món nướng bị mốc đều nên vứt bỏ.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), bản chất xốp của bánh mì và đồ nướng có lợi cho sự lây lan của nấm mốc.
Nên vứt bỏ: Thịt nguội và thịt chế biến sẵn
Trong khi xúc xích Italy và giăm bông sử dụng nấm mốc để tăng hương vị, nấm mốc xuất hiện trên bất kỳ loại thịt nào khác là tin xấu. Để bảo quản thịt nguội khỏi nấm mốc, bạn có thể đông lạnh chúng.
Một số loại nấm mốc trong điều kiện thích hợp sẽ tạo ra "độc tố nấm mốc" - chất độc hại có thể khiến người ăn mắc bệnh. Ảnh: The Kitchen Community. |
Nên vứt bỏ: Sữa chua và nước sốt mì ống
Về những thực phẩm cần tránh, chuyên gia an toàn thực phẩm Sylvia Anderson cho biết sữa chua, kem chua vẫn phát triển nấm mốc dù bạn đã loại bỏ chúng.
Khi nói đến nước sốt mì ống, chuyên gia an toàn thực phẩm Sylvia Anderson nói ngay cả khi không thấy nấm mốc sau khi cạo đi, điều đó không có nghĩa là thực phẩm đó có thể ăn được.
Theo Insider, một số loại nấm mốc tạo ra các chất độc hại có thể gây ra phản ứng dị ứng, tốt hơn hết là bạn nên thận trọng khi sử dụng.
Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.