Phim ảnh
Phim chiếu rạp
Những tình tiết khó hiểu trong 'Jurassic World: Fallen Kingdom'
- Thứ ba, 19/6/2018 09:01 (GMT+7)
- 09:01 19/6/2018
Tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, "Jurassic World: Fallen Kingdom" không được kỳ vọng sẽ thành công như phần trước.
*Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim
|
Cơ chế hoạt động kỳ lạ của núi lửa: Theo IFLScience, trình tự phun trào núi lửa tại Isla Nublar là bất thường, thậm chí kỳ cục. Như những gì diễn ra trong phim, núi lửa phun trào khiến ngọn núi nổ mạnh. Trên thực tế, hai hiện tượng này sẽ không xảy ra với quy mô lớn giống trong phim cùng một lúc. Một điểm đáng nói nữa là tốc độ chảy của dung nham trong phim quá nhanh so với sự thật. |
|
Tận dụng cameo thiếu tinh tế: Jeff Goldblum trở lại với vai trò Tiến sĩ Ian Malcolm. Tuy nhiên, tổng thời lượng xuất hiện của ông chỉ vỏn vẹn hai phút. Nam diễn viên được đặt trong bối cảnh phiên toà xét xử số mệnh của loài khủng long. Trong khi đó, Jeff Goldblum là diễn viên được yêu thích từ loạt phim gốc Jurassic Park. Vậy nên, người hâm mộ kỳ vọng lần tái xuất này của ông sẽ hoành tráng hơn những gì được xem trên phim. |
|
Owen Grady hay Star-Lord: Fallen Kingdom trở nên khó hiểu khi phần lớn nhân vật không cảm thấy sợ hãi trước khủng long. Cụ thể, trong nhiều phân cảnh chạm trán loài động vật to lớn, người xem không hiểu Chris Pratt đang nhập vai Star-Lord (Guardians of the Galaxy) hay Owen. Anh luôn sẵn sàng tiến về phía trước mà không quan tâm sống chết, dù đó là Blue hay chú khủng long đột biến gen tinh ranh quái ác. Chưa hết, khi núi lửa phun trào, nam chính dẫn đầu đàn khủng long chạy ra khỏi cánh rừng bằng tốc độ phi lý. |
|
Lấy máu phi khoa học: Trong phim, sau khi bị bắn, Blue mất khá nhiều máu. Vì vậy, Owen và Claire phải đi lấy máu từ một chú khủng long khác để truyền cho Blue. Lúc này, Owen hướng dẫn Claire cách lấy máu từ con T-Rex là phải đâm mạnh kim xuyên qua lớp da dày của nó. Tuy nhiên, đây không phải là cách hoạt động đúng khoa học của việc lấy máu. Hơn nữa, Zia vốn là cựu bác sĩ thú y biển thì lại không trực tiếp là người lấy máu.
|
|
Chiếc monitor kỳ cục: Trong phim, Benjamin Lockwood ra lệnh cho Mills phải tự thú với cảnh sát sau khi biết tên này định buôn bán khủng long trái phép. Thế nhưng, Mills lại quyết định bịt gối Benjamin Lockwood cho tới khi ông ngạt thở. Một lúc sau, khi Maisie vào phòng tìm ông, cô bé nghĩ ông đang ngủ. Chỉ đến khi lay người ông thì cô bé mới nhận ra ông mình đã chết. Lúc này, máy điện tâm đồ kêu lên. Trên thực tế, thiết bị phải phát tín hiệu thông báo ngay từ thời điểm ông Lockwood tắt thở. |
|
Chi tiết nhân bản: Trong các phần của loạt phim khủng long đều có ít nhất một nhân vật nhí xuất hiện. Maise đóng vai trò như vậy trong phần phim mới. Tuy nhiên, mọi thứ phức tạp hơn. Cháu gái của Benjamin Lockwood thực chất là sản phẩm nhân bản vô tính, có hình dạng con gái Lockwood. Theo kịch bản, Maise là người thả lũ khủng long ra ngoài vì cô nghĩ mình cũng là sản phẩm khoa học giống chúng. Việc gán Maise vào chung số phận của bầy khủng long sẽ làm tăng độ phức tạp của vấn đề cần giải quyết trong phần sau. Bởi lẽ, việc tồn tại của loài này vẫn còn là tranh cãi và Claire với nhiều năm đấu tranh cho khủng long phù hợp để làm việc này thay Maise. |
|
10 giây kỳ cục: Post-credit trở thành xu hướng của các bộ phim trong nhiều năm trở lại đây. Nó là clip phim ngắn xuất hiện sau khi kết thúc hoàn toàn hoặc một phần giới đoạn thiệu danh sách đoàn làm phim. Thông thường, post-credit có tính chất gây hài hoặc mang gợi ý cho phần tiếp theo. Jurassic World: Fallen Kingdom cũng bắt kịp dòng chảy này. Tuy nhiên, phần phim lại cho khán giả cảm giác tiếc nuối 10 phút chờ đợi của mình khi post-credit chỉ là 10 giây vô nghĩa. Cụ thể, khán giả sẽ thấy hai con pterodactyl bay về phía Tháp Eiffel của Paris. Tuy nhiên, khi máy quay phóng to, người xem nhận ra đây chỉ là mô hình tháp Eiffel tại khách sạn Paris Las Vegas ở Nevada.
|
Jurassic World
Jurassic World
Fallen Kingdom
Thế giới khủng long
Chris Pratt