Ghế đôi phía sau xe tải
Gần 40 năm trước, Subaru chính thức bước vào sân chơi xe bán tải với mẫu Brat. Nhưng sự đặc biệt của chiếc xe nhỏ nhắn này không phải nằm ở cái tên đầu tiên trong phân khúc hiệu Subaru mà chính là trang bị cặp ghế đôi ở… thùng xe. Hệ quả là Brat đã phải ngưng sản xuất vào năm 1985, dù sau đó được tái sinh thì cũng chỉ được bán ra với số lượng hạn chế ở một vài thị trường nhỏ, chứ gần như không có đất sống ở Mỹ hay chính quê nhà Nhật Bản.
Hệ truyền động 4+3
Vào thời điểm ra mắt năm 1984, chiếc minivan C4 Corvette được đánh giá là một cái tên “hot” trong làng xe hơi với sự giới thiệu của hệ truyền động nghe cực kỳ lạ tai: 4+3. Chỉ có một vấn đề “nhỏ” sau đó là: nó không hoạt động như mong đợi! Với 4 cấp độ điều khiển bằng tay và 3 cấp độ tự động, hệ truyền động này được kỳ vọng là đạt tính hiệu quả về kinh tế cao song đã không làm được những gì mà sản xuất mong muốn. Giờ đây, đã không còn một mẫu C4 mới nào xuất hiện, khi chiếc cuối cùng ra đời cách đây cũng gần 20 năm.
Cần gạt số kép
Thay vì chỉ có đơn độc 1 cần gạt số, Mitsubishi đã cho ra đời một “anh em” nữa với hai mức điều chỉnh “Power” (sức mạnh) và “Economy” (kinh tế) với kỳ vọng giúp lái xe quyết định khi nào tăng tốc hay khi nào chỉ muốn tiết kiệm nhiên liệu. Và khi đó, từ sàn xe đã mọc lên 2 chiếc cần gạt có vẻ rất không liên quan.
Chức năng Quý ông
Trong số các chức năng và trang bị trên xe hơi, có lẽ đây là một trong những trang bị có tên lịch lãm nhưng lại vô lý hơn cả. Xuất hiện trên màn hình hiển thị với tên Gentleman function, tùy chọn này chỉ có tác dụng cho phép lái xe di chuyển, điều chỉnh ghế hành khách phía trước thay cho những vị khách của mình.
Vô lăng di động
Trở lại quá khứ có thể thấy các nhà thiết kế xe hơi cũng có những trang bị sáng tạo không kém. Để tạo sự thuận tiện cho lái xe khi rời khỏi chỗ ngồi mà không có chút vướng víu, chiếc Thunderbird 1961 của Ford đã được tích hợp một vô lăng có thể dịch chuyển sang bên phải. Nhưng tính năng này nhanh chóng bị khai tử trước các quy định an toàn ngặt nghèo của Mỹ được ban hành sau đó.
Đồng hồ đo nhiên liệu kép
Các xe hơi Nhật Bản những năm 1980 không hề thiếu những trang bị… không giống ai. Nissan cũng không nằm ngoài trào lưu khi bố trí thêm một đồng hồ đo nhiên liệu thứ hai. Trong khi chiếc đầu tiên vẫn hiển thị 2 mức full (đầy bình) và empty (cạn nhiên liệu) thì khi xe chạy tới mức gần cạn nhiên liệu, chiếc thứ hai sẽ báo từ mức gần cạn tới cạn hẳn.
Đồng hồ đo thời gian hạ mui
Lần này lại là BMW. Hãng đã tiếp tục có một trang bị thể hiện sự quan tâm tới khách hàng ở khía cạnh nhỏ nhất. Chiếc đồng hồ đo thời gian Openometer trên chiếc Mini chỉ để giúp lái xe theo dõi khoảng thời gian… hạ mui.
Máy nghe nhạc đĩa than
Nếu như giờ đây hệ thống giải trí trên các xe hơi sang trọng cho phép bạn nghe nhạc và có thể kết nối với các xe khác đang lưu thông là chuyện đương nhiên thì việc này trong quá khứ không hề đơn giản. Nhưng Chrysler đã phục vụ những người yêu nhạc bằng việc đặt hẳn một máy phát đĩa hát loại vinyl trong xe.
Hệ thống giảm xóc với nguyên lý đầu gà
Với hy vọng xe của hãng không bao giờ bị giằng xóc nữa, Mercedes-Benz đã trang bị tính năng Magic Body Control trên dòng S-Class tân tiến. Bằng những camera stereo gắn trên kính chắn gió được quảng cáo là có thể quét mặt đường trong khoảng cách 15m phía trước khi xe di chuyển 120km/h, xe sẽ tự điều chỉnh bộ giảm xóc để có được những di chuyển nhịp nhàng. Và để quảng cáo cho tính năng này, hãng xe Đức đã ví đứa con của mình với… gà.