Khánh thành từ tháng 11/2016, nhà máy Điện gió Phú Lạc (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) có công suất 24 MW và tổng mức đầu tư là 1.089 tỷ đồng. Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) tài trợ 35 triệu EUR còn lại là vốn đối ứng từ chủ đầu tư. Nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam là hai nhà máy ở Bạc Liêu với tổng công suất gần 100 MW. |
Nhà máy được xây dựng trên diện tích rộng 400 ha, vốn phần lớn là khu nghĩa trang cũ. |
Các trụ điện có chiều cao 90 - 95 m, sải cánh turbine 49 m. |
Đại diện của Ventas Đan Mạch, đơn vị cung cấp thiết bị, trong phòng điều khiển, nơi có các số liệu tổng thể từ các turbine. |
Dù Bình Thuận là một trong những địa phương có tài nguyên gió tốt nhất khu vực Đông Nam Á, các công trình điện gió vẫn đang khó khăn trong hoạt động. Theo ông Bùi Đức Thịnh, Giám đốc công ty cổ phần phong điện Thuận Bình (đơn vị vận hành nhà máy), mức giá 7,8 cent/KW EVN mua hiện tại rất khó cho việc thu hồi vốn dự án. |
"Điện sạch nên có chính sách khác đi, chứ điện sạch giá cũng như điện bản thì sao được", ông Thịnh nói. Theo ông, giá điện gió ở mức 9,1 cent/KW sẽ đảm bảo cho dự án vận hành có lãi và thu hút được nhiều nhà đầu tư. . |
Chân các trụ cột gió có đường kính khoảng 4 m. Móng các trụ có đường kính 20 m. |
Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đặt mục tiêu đạt 800 MW đến năm 2020, 2.500 MW vào 2025, nhưng hiện tại công suất lắp đặt mới đạt 158 MW. |
Ông Gorgio Fortunato, đại diện của Vestas, chỉ ra rằng ở các thị trường phát triển, giá năng lượng gió ngày càng cạnh tranh hơn. Suất đầu tư của điện gió đã giảm 15% trong mỗi 5 năm trong suốt 20 năm qua. Tại Việt Nam, suất đầu tư giá điện gió vẫn còn khá cao, ở mức 2 triệu USD/MW so với khoảng 1 triệu USD/MW của điện than hoặc điện khí. Nhà máy điện gió Phú Lạc hiện có kế hoạch đầu tư thêm nhà máy điện mặt trời với công suất khoảng 100MW. |