Nhiếp ảnh gia Oliver Klink đã chu du nhiều quốc gia châu Á như Mông Cổ, Trung Quốc, Bhutan, Myanmar và Ấn Độ trước khi quá trình hiện đại hóa bao trùm. |
Nông dân sử dụng các phương pháp truyền thống, như cày bằng trâu thay cho máy móc. |
Klink đặt tên cho bức ảnh chụp năm 2014 ở Myanmar này là “Những dải vàng”. Anh cho biết bức ảnh càng có ý nghĩa hơn sau khi trận động đất năm 2016 phá hủy nhiều đền đài cổ ở đây. |
Hai đứa trẻ tham gia một nghi lễ với mũ lông và trang phục cầu kỳ. |
Klink lấy làm tiếc khi không biết hết tiếng địa phương. Anh thường phải tìm một hướng dẫn viên để phiên dịch giúp. Trong ảnh, những người phụ nữ đang lấy nước ở một giếng dạng bậc thang truyền thống ở Ấn Độ. |
Klink cho biết thách thức lớn nhất là tìm những nơi chưa hiện đại hóa. |
Anh cho biết những hình ảnh này khiến người ta dừng lại, chiêm nghiệm về quá khứ và nghĩ tới những gì sẽ đến trong tương lai. |
Một bức ảnh chụp người phụ nữ với hình xăm thổ dân trên mặt ở Myanmar. |
Hai người đàn ông chơi cờ tướng trên phố. |
Người dân Bhutan xem hai chú dê non đối đầu. |
Kiến trúc truyền thống (ảnh phải) và một cô gái cầu nguyện trước ngôi đền trên tường gạch (ảnh trái). |
Đôi vợ chồng với trang phục chỉnh tề đứng cạnh nhau trên phố, thể hiện tình cảm ấm áp. |
Bà cụ nhìn ra ngoài nhà. |
Nhiếp ảnh gia tài năng này luôn tìm kiếm những vùng đất mới. Tháng 1/2017, anh đã ghé thăm quốc gia thứ 100. |
Người phụ nữ lớn tuổi tựa vào gậy tre (ảnh trái), trong lúc một người đàn ông cầm chiếc giỏ lớn như đang đi lấy củi (ảnh phải). |
Một gia đình ngồi cạnh bếp lửa để sưởi ấm, với tảng thịt hun khói và ấm đun nước đang sôi sùng sục. Hình ảnh này trái ngược với bếp kiểu phương Tây. |