Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những ứng dụng thực tế của ngành Tâm lý học

Người theo ngành Tâm lý học có thể đào sâu nhiều lĩnh vực như phát triển nhân lực, pháp luật, marketing… mang đến đa dạng cơ hội việc làm.

Là ngành học nghiên cứu về các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người và cách chúng tác động đến hành vi, Tâm lý học thường gắn với quan niệm nghề nghiệp liên quan có tính lâm sàng như chẩn đoán, hỗ trợ và phục hồi cho người gặp vấn đề tâm lý.

Tuy nhiên, suy nghĩ trên chưa bao hàm tính thực tiễn của Tâm lý học. Đi từ nền tảng nghiên cứu và hiểu về suy nghĩ, hành vi, Tâm lý học không chỉ giải quyết vấn đề, mà còn thúc đẩy yếu tố con người ở nhiều lĩnh vực.

Tâm lý học tham vấn

Đây là lĩnh vực ứng dụng những nghiên cứu về tâm lý học để trở thành tham vấn viên hoặc trị liệu viên. Giữa cuộc sống muôn hình vạn trạng, con người có thể mắc kẹt trong âu lo, áp lực, cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người thực hành tâm lý học tham vấn sẽ lắng nghe, quan sát, đánh giá và đưa ra giải pháp cải thiện sức khỏe tinh thần cho thân chủ, tuỳ mức độ nghiêm trọng.

RMIT,  tam ly hoc anh 1

Người theo Tâm lý học tham vấn lắng nghe, tìm giải pháp giúp thân chủ thoát khỏi lo âu, suy nghĩ tiêu cực.

Ứng dụng này phổ biến nhưng còn thiếu nhân lực tại Việt Nam. Khi được đào tạo theo chuẩn với đủ bằng cấp và chứng nhận, mức lương của tham vấn viên hoặc trị liệu viên có thể đạt 300-400 USD/giờ.

Tâm lý học học đường

Hình thức này được xem như tâm lý học tham vấn nhưng áp dụng trong bối cảnh trường học. Những người làm Tâm lý học học đường hỗ trợ tinh thần cho các em để đối diện các chuyển biến tâm lý, khó khăn trong quá trình học tập, phát triển bản thân. Họ có thể dạy kỹ năng sống, lắng nghe và chia sẻ, hướng nghiệp hay làm việc trực tiếp với giáo viên, phụ huynh nhằm có giải pháp phù hợp.

RMIT,  tam ly hoc anh 2

Người làm Tâm lý học học đường có thể tư vấn, dạy kỹ năng… cho học sinh.

Hiện nay, nhiều trường học ở Việt Nam bắt đầu chú trọng mảng này khi sức khỏe tinh thần của học sinh dần được chú trọng hơn, mở ra nhiều cơ hội cho người theo ngành Tâm lý học.

Tâm lý học nghề nghiệp - tổ chức

Để thiết lập văn hóa lành mạnh cũng như đảm bảo môi trường thúc đẩy sự cầu tiến của nhân viên, doanh nghiệp cần có chuyên gia thấu hiểu các vấn đề tâm lý nơi công sở. Họ có thể làm trong bộ phận nhân sự hoặc truyền thông đối nội, ở vị trí liên quan đến tập huấn, sức khỏe tinh thần, phúc lợi, thiết kế hoạt động teambuilding, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc…

RMIT,  tam ly hoc anh 3

Hầu hết doanh nghiệp cần nhân sự thấu hiểu tâm lý nơi công sở.

Tâm lý học nghề nghiệp - tổ chức phục vụ mục tiêu trên, đưa ứng dụng của ngành vào cơ quan hay tổ chức. Ngành này ngày càng phổ biến bởi yếu tố con người luôn giữ vị trí quan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Tâm lý học marketing

Hành vi của người tiêu dùng không nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của Tâm lý học. Mọi quyết định của khách hàng ảnh hưởng lớn đến thương hiệu xung quanh, từ hình ảnh đến đường lối và doanh số. Vì vậy, việc hiểu tâm lý và hành vi người tiêu dùng góp phần đưa ra sản phẩm, quảng cáo hay chiến dịch hiệu quả. Những kỹ năng được đào tạo trong tâm lý học như thống kê, đánh giá dữ liệu, đo lường mẫu tâm lý có thể ứng dụng nhiều ở bộ phận marketing như vị trí nghiên cứu thị trường, lên chiến dịch, sáng tạo nội dung và tối ưu hóa quảng cáo trên các nền tảng.

Theo TS Tâm lý học Nguyễn Minh Anh, Tâm lý học ứng dụng đa dạng trong môi trường doanh nghiệp, đặc biệt tuyển dụng, đào tạo và phát triển (L&D), xây dựng chính sách nhân sự… giúp thúc đẩy kinh tế, dịch vụ và đời sống xã hội phát triển.

Hiện tại, Việt Nam có nhiều chương trình Tâm lý học hệ cử nhân cho học sinh cân nhắc lựa chọn, một trong số đó là cử nhân Khoa học ứng dụng - Tâm lý học của ĐH RMIT. Chương trình tập trung vào những ứng dụng thực tiễn của ngành và đào tạo kiến thức ở hầu hết lĩnh vực kể trên.

Độc giả đăng ký sự kiện, tìm hiểu thêm về ngành học tại đây.

Giang Di Linh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm