Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những vấn đề thể chất thường gặp ở phụ nữ mang thai

Theo HealthSite, ốm nghén, đau lưng, chuột rút ở chân và giãn tĩnh mạch là các vấn đề gây khó chịu phổ biến đối với phụ nữ mang thai.

Ốm nghén là triệu chứng dễ nhận thấy khi mang thai. Ảnh: Shutterstock.

HealthSite nhận định mang thai là giai đoạn người phụ nữ sẽ cảm nhận được những thay đổi rõ rệt trong cơ thể. Chúng có thể biểu hiện từ sinh lý đến tinh thần và cả thể chất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bắt nguồn từ việc cơ thể đang chuẩn bị nuôi dưỡng và chứa đựng thai nhi trong tử cung.

Những thay đổi trong cơ thể phụ nữ bắt đầu diễn ra ngay sau khi thụ thai và có tác động đến toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là mọi người phải biết và hiểu được các triệu chứng này để đánh giá chính xác mức độ bình thường hoặc nghiêm trọng.

Sau khi sinh, tất cả triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần theo thời gian, tùy thuộc vào cơ địa từng người. Do đó, các biểu hiện khó chịu lúc mang thai ở mỗi người cũng không giống nhau.

Dưới đây là những vấn đề thể chất phổ biến ở thai phụ do trang HealthSite liệt kê.

Ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng không còn xa lạ với bất kỳ thai phụ nào. Nó xảy ra chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi họ đang trải qua thai kỳ.

Đau lưng

Khi phụ nữ mang thai, dây chằng trong cơ thể sẽ xuất hiện một số thay đổi như giãn ra và thư giãn hơn, điều này là để cơ thể chuẩn bị sẵn sàng với quá trình chuyển dạ trong tương lai.

Vì vậy, thời gian trước sinh, phụ nữ thường cảm thấy đau ở lưng và xương chậu. Ngoài ra, việc tăng trọng lượng của cơ thể cũng là nguyên nhân khác dẫn đến đau lưng khi mang thai.

suc khoe thai ky anh 1

Thai phụ nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh thay vì ăn thực phẩm chứa quá nhiều đường. Ảnh: Lancaster General Health.

Các vấn đề về bàng quang

Khi thai nhi trong cơ thể người mẹ ngày càng lớn và chiếm nhiều không gian, các cơ quan trong cơ thể sẽ điều chỉnh theo. Điển hình như việc tử cung lớn dần sẽ đè lên bàng quang khiến người mẹ đi tiểu nhiều lần hơn.

Chuột rút ở chân

Có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút ở chân đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, những lý do chính có thể là thiếu vitamin, ít vận động hoặc vận động quá nhiều.

Giãn tĩnh mạch

Thực tế, một phụ nữ mang thai sẽ sản xuất lượng máu nhiều hơn bình thường và điều này làm cho các mạch máu giãn ra. Bên cạnh đó, sự phình to của các bộ phận và cơ quan trong cơ thể cũng gây ra áp lực lên những tĩnh mạch, dẫn đến vấn đề giãn tĩnh mạch.

Tiết dịch vùng kín

Khi mang thai, âm đạo của phụ nữ trở nên mềm và hoạt động nhiều hơn để ngăn ngừa nhiễm trùng ở chính khu vực này cũng như trong tử cung. Từ đó, khiến chất dịch tiết ra nhiều hơn.

Một lý do khác là việc sản xuất hormone progesterone trong thai kỳ cũng làm tăng dịch tiết ra ở âm đạo.

Những cách giúp thai phụ cảm thấy thoải mái

Để giảm bớt sự khó chịu của những vấn đề nêu trên, phụ nữ mang thai cần lưu ý một số điều sau: Tránh caffein, đồ uống có đường; nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày để giúp giảm táo bón, hạn chế mệt mỏi; cần tiêu thụ các thức uống dinh dưỡng giữa những bữa ăn để tránh chứng ợ nóng; không nên ăn quá nhiều, không bỏ đói bản thân; duy trì một chế độ ăn uống vừa đủ, giàu chất dinh dưỡng; ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên; nghỉ ngơi khi cơ thể muốn; tập những bài tập nhẹ để duy trì sức khỏe; dùng nhiều gối khi ngủ và luôn nằm nghiêng; hạn chế đứng lâu trong một thời gian dài.

Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Tưởng là bớt thông thường, trẻ bất ngờ được phát hiện bệnh hiếm

Theo gia đình của hai bé, từ khi mới sinh, vùng da ở lưng, thân mình của trẻ đã có mảng da màu đen. Bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc bệnh khá hiếm gặp với tỷ lệ 1/500.000.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm