Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những ý tưởng gây tranh cãi trong làng thời trang thế giới

Đó có thể là những BST hay thiết kế bị cáo buộc về việc phân biệt chủng tộc, đụng chạm đến tôn giáo hay gây hiểu nhầm về văn hóa...

Những ý tưởng gây tranh cãi trong làng thời trang thế giới

Đó có thể là những BST hay thiết kế bị cáo buộc về việc phân biệt chủng tộc, đụng chạm đến tôn giáo hay gây hiểu nhầm về văn hóa...

Thời trang luôn là nơi để cái đẹp, nghệ thuật, sự sáng tạo và tính ứng dụng gặp nhau. Vì thế, nó là nơi sản sinh ra biết bao ý tưởng, những nguồn cảm hứng lạ đời, đôi khi là quá "cấp tiến" đến nỗi khó lòng vừa mắt được hầu hết công chúng. Nhiều NTK trong quá trình sáng tạo, tìm tòi cái đẹp mới lạ mà đã đẩy thời trang đến ranh giới của những vấn đề nhạy cảm, điển hình như tôn giáo hay sắc tộc. Ta có thể điểm danh vài cái tên đình đám trong đó như Givenchy, Dolce & Gabbana, Prada... hay mới đây nhất là nhãn hiệu đồ lót đình đám Victoria's Secret.

Victoria's Secret

Trong show diễn mới nhất năm 2012, Victoria's Secret đã vấp phải sự phản đối của một bộ phận công chúng khi đưa siêu mẫu Karlie Kloss lên sàn trong một thiết kế nội y được cách tân từ hình ảnh cô gái da đỏ. Trang phục này bị quy chụp là xúc phạm bộ tộc người da đỏ tại Mỹ. Trước vấn đề này, hãng Victoria's Secret sẽ cắt hình ảnh gây tranh cãi khi show diễn lên sóng truyền hình.

Givenchy

Thật khó có lời bào chữa nào hợp lý khi hình ảnh chúa Jesus, Đức mẹ Maria hay những nữ tu xuất hiện tràn lan trong BST Xuân/Hè 2013 của nhà mốt này. Sự kết hợp giữa tôn giáo và thời trang vốn là một trong trong những chủ đề tế nhị và nhạy cảm nhất, đặc biệt khi những thiết kế này được sản xuất để phục vụ cho giới trẻ. Tuy nhiên, Givenchy vẫn không hề có dấu hiệu nào xoa dịu dư luận.

Prada

BST xuân - hè 2013 của Prada vừa ra mắt tại Tuần lễ thời trang Milan đã tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều với hình ảnh của những bông hoa cánh tròn vô cùng đáng yêu, ngộ nghĩnh. Một bên hưởng ứng sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp cổ điện và cách tân, của hơi thở châu Á và thời trang châu Âu. Bên còn lại thì có một cảm nhận khác về sự kết hợp này.

Theo họ, Prada đã sử dụng khá nhiều họa tiết, hoa văn Nhật Bản với hình ảnh khiến người ta liên tưởng đến các Geisha - một đề tài nhạy cảm trong văn hóa Nhật. Tệ hơn nữa, những "dấu ấn" này đã bị bóp méo đi, tạo nên một sự "lai căng, mất gốc" theo ý kiến của nhiều người. Trước đó, hoa đán Phạm Băng Băng cũng từng gây tranh cãi khi xuất hiện trên thảm đỏ Cannes 2011 với thiết kế mang biểu tượng của hoàng gia Nhật Bản.

Dolce & Gabbanna

Tuần lễ thời trang Milan lại mang đến một vẻ đẹp đầy tranh cãi nữa, và trục trặc "nho nhỏ" này đến từ BST xuân - hè của thương hiệu Dolce & Gabbanna.

Một nữ ca sĩ/rapper tên Azealia Banks đã cáo buộc Dolce & Gabbanna lạm dụng hình ảnh những phụ nữ da đen với trang phục sặc sỡ vào các thiết kế của mình, qua đó gợi nhớ đến những "vú em" trong thời kỳ chế độ nô lệ vẫn làm chủ nước Mỹ và một định kiến về phân biệt chủng tộc. Trước cáo buộc này, Dolce & Gabbanna đã giải thích rằng những hình ảnh như trên được lấy cảm hứng từ nguồn gốc của những người Sicilian - những người châu Phi đầu tiên định cư tại đảo Sicily.

Adidas

NTK tài năng với những ý tưởng kì quái - Jeremy Scott luôn khiến các tín đồ thời trang phải ngưỡng mộ vì các thiết kế của mình. Tuy nhiên, khi sự sáng tạo bị đẩy đi quá xa và quá táo bạo như với mẫu giày bị gọi cái tên "thân thương" là "shackle shoes" thì mọi thứ không đơn thuần chỉ là thời trang nữa. Khi mẫu giày với thiết kế thời trang kèm 2 cái cùm chân và một đoạn xích được tung ra, Adidas ngay lập tức bị cáo buộc là cổ súy cho chế độ nô lệ đen tối trong lịch sử. Trước phản ứng mạnh mẽ của dư luận, Adidas đã cho ngừng sản xuất mẫu giày này.

Jean Paul Gaultier

Ý tưởng về việc dùng thời trang để tượng niệm một biểu tượng đã khuất vốn không hề xa lạ trong giới thời trang. Tuy nhiên, với Jean Paul Gaultier thì đây lại là khởi đầu phát sinh ra scandal. Cụ thể là, để tưởng nhớ và bày tỏ lòng mến mộ đối với ca sĩ quá cố Amy WineHouse, Jean Paul Gaultier đã mang đến một BST với những thiết kế mang đậm phong cách của "họa mi nước Anh", bao gồm những người mẫu để tóc beehive và kẻ mắt kiểu cat-eye - kiểu tóc và cách make up đặc trưng của Amy. Một số người mẫu còn vừa trình diễn và vừa... hút thuốc. 

Mặc dù hình ảnh của Amy được thể hiện qua BST một cách khá hoàn hảo và chân thực, nhưng gia đình của nữ ca sĩ lại có suy nghĩ khác. Bố của ca sĩ quá cố này cho rằng màn trình diễn của Gaultier chỉ sử dụng tên tuổi và tai tiếng của Amy Winehouse cho mục đích lợi nhuận chứ không phải để tỏ lòng mến mộ như NTK này đã nói. Thậm chí, điều này còn khiến gia đình ông cảm thấy suy sụp hơn.

Alexander McQueen

Ở những thiết kế của thương hiệu này, ta luôn bắt gặp một cái đẹp rất kỳ quái, đôi lúc hiện đại, đôi lúc cổ điển, và nhiều khi còn vượt xa tầm tưởng tượng của con người. Với mẫu giày cao gót được lấy cảm hứng từ người ngoài hành tinh, Alexander McQueen đã khiến công chúng phải "mắt tròn mắt dẹt" trong show diễn Xuân 2010 với tên gọi “Plato’s Atlantis".

Mẫu giày này sau đó đã song hành của "nữ hoàng quái chiêu" Lady Gaga trong MV Bad Romance và khiến không ít tín đồ thời trang "xin chết" để được xỏ chân vào đôi giày đó. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến trái chiều cho rằng mẫu giày này thật xấu xí và mang lại những nguy cơ về bất đồng văn hóa.

Chanel

Thương hiệu này luôn biết cách khiến giới thời trang phải "phát điên" vì những thiết kế của mình, đặc biệt là các phụ kiện. Từ mẫu túi 2.55 hay những mẫu giày trang trí với măng đá giả, Karl Lagerfeld đã lấy được trái tim và tình yêu của giới phụ nữ.

Và một lần nữa, khi mẫu túi khổng lồ với hình dáng của cái vòng hula hoops xuất hiện trên đường runway, ai nấy đều phải... há hốc. Chưa bàn về tính thẩm mỹ của chiếc túi, câu hỏi được đặt ra là: ai sẽ bỏ tiền ra cho một thiết kế xa xỉ và có phần quái đản như thế này? Liệu bạn có thể lách vào một toa tàu điện ngầm hay một chiếc ô tô với nó? Vì thế, dù là một thiết kế "ngông cuồng" thách thức thời trang, nhưng độ tiện dụng của mẫu túi này quả là vấn đề đáng để xem xét.

Marc Jacobs

Không chính trị, không tôn giáo, chỉ đơn thuần là một tiếng nói về giới tính - đó là Marc Jacobs. Hình ảnh NTK trứ danh dùng đồ make-up, mặc váy, thậm chí là váy ren trong suốt đã gây ấn tượng mạnh với giới thời trang. Và để được chấp nhận, có lẽ NTK này sẽ còn phải chờ đợi thêm nhiều nhiều năm nữa. Mặc dù, với ông, chỉ cần thỏa mãn cá tính bản thân mình là đủ.

Theo TTVN

Theo TTVN

Bạn có thể quan tâm