Níu kéo sau chia tay: Quyết định ở chính bạn
Có khi nào bạn cảm thấy hối hận vì trót chia tay người ấy và bạn chỉ muốn níu kéo lại ngay sau đó? Nếu bạn đang trong tình cảnh không biết phải làm thế nào cho đúng, bạn cần phải xác định rõ những vấn đề mấu chốt để có thể lập kế hoạch lấy lại “hòa bình”.
Những gợi ý dưới đây sẽ giúp cho bạn có thể nhìn nhận lại những vấn đề giữa chàng và bạn.
Ai là người khởi xướng?
Khi mọi chuyện đã kết thúc, việc “đào bới quá khứ” xem ai là người chủ động đưa ra lời chia tay sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Hoặc bỗng dưng sau những chuỗi ngày tạm yên ắng, bạn chợt nhớ đến người ấy, nhớ đến những ngày tháng hẹn hò,… tất cả những khoảng ký ức ấy không có chỗ cho câu hỏi “Ai là người nói chia tay?”. Tuy nhiên, đôi khi câu trả lời cho câu hỏi đó lại là chía khóa giúp bạn đến với quyết định nên hay không nên níu kéo người ấy lại.
Có khi nào bạn cảm thấy hối hận vì trót chia tay người ấy và bạn chỉ muốn níu kéo lại ngay sau đó? |
Nếu bạn là người chủ động nói lời chia tay, nhưng sau đó bạn lại cảm thấy hối hận và muốn níu kéo người ấy, thì bạn nên chắc chắn với lòng mình: bạn đã suy nghĩ kỹ càng. Nếu không, người ấy sẽ nghĩ rằng bạn thay đổi nhanh như chong chóng và bạn làm vậy chỉ vì sợ chàng sẽ sớm có người mới.
Còn nếu chàng là người chủ động nói lời chia tay, bạn hãy gạt cái tôi của mình qua một bên để tìm cách xoay chuyển tình thế. Có thể bạn không thể biết chắc được mình có thành công hay không nhưng ít ra bạn cũng đã làm hết sức để giữ anh ấy. Sau này bạn sẽ không còn bị dằn vặt bởi những ý nghĩa tiêu cực trong tình yêu.
Ai là người châm “ngòi nổ”?
Có người thứ ba xuất hiện là nguyên nhân lớn nhất khiến các cặp đôi phải chịu cảnh đường ai nấy đi. Vì thế, khi đã xác định được chia tay là do có người thứ ba, bạn nên suy xét thận trọng để có thể biết chính xác người ấy ngoại tình do bản chất hay do hoàn cảnh đưa đẩy. Nếu chỉ là do hoàn cảnh đưa đẩy, trong trường hợp này bạn có thể tha thứ và níu kéo lại.
Có người thứ ba xuất hiện là nguyên nhân lớn nhất khiến các cặp đôi phải chịu cảnh đường ai nấy đi. |
Nhưng đôi khi những thói quen xấu khó bỏ của cả hai cũng có thể là “ngòi châm lửa” cho mối quan hệ của hai bạn. Nếu quả thực hai bạn chia tay vì lý do này, bạn hoàn toàn có thể xoay chuyển tình thế. Khi bạn yêu một ai đó, bạn nên học cách chấp nhận tất cả con người họ. Tuy nhiên, bạn cũng nên thiết lập các quy định, quy ước giao kèo đôi bên để cả hai có thể ngày một hoàn thiện mình hơn trong mắt đối phương.
Lý do bạn không muốn chia tay?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn phải suy nghĩ thật cẩn trọng và dành nhiều thời gian để lắng nghe con tim mình. Trước khi quyết định níu kéo đối phương, bạn cần chắc chắn người ấy có thấu hiểu bạn và tình cảm của bạn không? Và dĩ nhiên là bạn cũng nên đặt ngược câu hỏi đó cho chính mình và trả lời nó một cách chân thật nhất. Có như vậy bạn mới có thể “bảo hiểm” được những rủi ro, tổn thương sau này cho cả hai.
Theo Thebox