Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Nô tỳ duy nhất trong sử Việt trở thành vương phi

Đang mang thân phận của nô tỳ hầu hạ vua, bà bỗng nhiên trở thành phi tần, sau lại có nhiều công lao giúp nhân dân khai khẩn đất hoang, lập xóm làng.

nha Hau Le anh 1

Câu 1. Ai từ thân phận nô tỳ trở thành vương phi nước Việt?

  • Lê Thị Thanh
  • Phạm Thị Hằng
  • Tống Thị Lan
  • Tống Phước

Theo sách "Kể chuyện chốn hậu cung", lịch sử phong kiến Việt Nam từng xuất hiện một người phụ nữ có số phận đặc biệt tên Lê Thị Thanh, tức Mẫn Lệ phi (chưa rõ năm sinh, năm mất, nhiều tài liệu không ghi tên, chỉ ghi bà phi họ Lê). Theo đó, từ thân phận nô tỳ, bà này đã bất ngờ trở thành cung phi nước Việt.

nha Hau Le anh 2

Câu 2. Mẫn Lệ phi là vợ của ông vua nào?

  • Lê Uy Mục
  • Lê Tương Dực
  • Lê Chiêu Thống
  • Lê Trung Tông

Theo chính sử Mẫn Lệ phi Lê Thị Thanh là vợ vua Lê Uy Mục, hoàng đế thứ 8 của nhà Hậu Lê, làm vua từ năm 1504-1509.

nha Hau Le anh 3

Câu 3. Mẫn Lệ phi quê ở đâu?

  • Bắc Ninh
  • Quảng Trị
  • Quảng Bình
  • Ninh Bình

Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, bà Mẫn Lệ phi vốn người ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, sau chuyển vào sinh sống ở Quảng Trị. Do cha mắc tội nên bà bị sung làm nô tỳ trong cung phủ. Tại đây, trong một lần giáp mặt, hoàng tử Lê Tuấn đã rất yêu quý. Sau khi lên ngôi, Lê Uy Mục đã phong bà làm phi tần, rất sủng ái.

nha Hau Le anh 4

Câu 4. Công lao to lớn của Mẫn Lệ phi được hậu thế ghi nhận?

  • Xây dựng chùa chiền
  • Khai khẩn đất đai
  • Dạy học cho cung nữ
  • Dạy nghề cho dân chúng

Sau khi vào cung, anh và em trai bà cũng được ban tước hiệu. Từ đây, anh em bà đã chiêu mộ dân chúng khai phá thêm những vùng đất hoang, lập nên nhiều làng xã, kéo dài từ vùng Sen Thủy (Quảng Bình) đến vùng Hạ Bạn (Gio Linh, Quảng Trị ngày nay).

nha Hau Le anh 5

Câu 5. Địa phương nào hiện còn đền thờ Mẫn Lệ phi?

  • Nam Trực (Nam Định)
  • Vĩnh Linh (Quảng Trị)
  • Lê Thủy (Quảng Bình)
  • Cả 3 địa phương trên

Theo sách "Ô Châu cận lục", nhờ gia đình có công lao to lớn trong việc khai khẩn lập ấp, nên sau khi qua đời, người dân nhớ tới công lao của anh em bà, đã lập miếu thờ ở nhiều nơi. Trải qua hàng thế kỷ với bao biến động của lịch sử, tất cả gần như bị tàn phá, chỉ còn lại ngôi miếu chính thờ bà tại làng Sa Trung của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

nha Hau Le anh 6

Câu 6. Lễ hội tưởng nhớ Mẫn Lệ phi được tổ chức vào tháng mấy hàng năm?

  • Tháng giêng
  • Tháng hai
  • Tháng ba
  • Tháng tư

Hàng năm, ngày 27/3 Âm lịch, đông đảo người dân lân cận tế lễ để tưởng nhớ bà với những câu ca dao lưu truyền như: “Đi đâu cũng nhớ tháng ba / Hai bảy giỗ bà, tảo mộ vui xuân / Các nơi nô nức xa gần / Vĩnh Trung, Vĩnh Thủy, Quảng Bình về đây”.


Trận đánh nào khiến Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử ngay tại đài chỉ huy?

Hoảng sợ trước sức tấn công dồn dập của quân ta, tướng địch không thể chạy thoát thân, buộc phải tự tử ngay tại đài chỉ huy.

Hà Sơn

Bạn có thể quan tâm