Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi đào tạo thầy đồ miễn phí ở Hà Nội

Tham gia một lớp đào tạo viết thư pháp ở thủ đô hàng tháng, mỗi học viên chỉ phải đóng 50.000 đồng tiền quỹ lớp để mua bút, giấy, mực và đồ dùng phục vụ cho việc thực hành.

Lớp học tại chùa Nhân Mỹ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thu hút đông đảo học viên tham dự. Chiếm đa số là người già tuổi từ 40 đến ngoài 70, ngoài ra cũng có một số sinh viên. Lớp chiêu sinh thường xuyên và hoàn toàn miễn phí.
Thầy Phạm Văn Ánh, một trong những giáo viên tại đây cho biết, mọi người đều có chung niềm yêu thích với nghệ thuật thư pháp. "Chúng tôi cũng muốn nghệ thuật này được phổ biến rộng rãi đến với mọi người, để ai cũng có thể đọc và viết được thư pháp", thầy Ánh nói.
Ông Hưng là một trong những học viên lớn tuổi của lớp. Sau hơn 3 năm niềm vui lớn nhất của ông là cuối tuần được lên lớp để học chữ, học đạo. "Đến nay tôi đã có thể viết thư pháp, tuy nhiên để học viết vừa đúng, vừa mỹ thuật là cả một quá trình", người đàn ông 62 tuổi tâm sự.
Học viên mới vào sẽ được nghe giảng về nguồn gốc ngôn ngữ, về chữ nho, định hình chữ, rồi sau đó sẽ tập viết những nét cơ bản, thầy Ánh nói.
Hàng tháng, mỗi học viên chỉ phải đóng 50.000 đồng tiền quỹ lớp để mua bút, giấy, mực và đồ dùng phục vụ cho việc thực hành.
Thư pháp vốn được coi là môn nghệ thuật dành cho người già nhưng ở lớp học này lại có rất nhiều bạn trẻ. “Em phải mất một tuần mới viết được chữ 'Nhân' - một trong những chữ cơ bản nhất và chỉ có hai nét. Ngoài ra đến với thư pháp, em còn muốn rèn luyện tính kiên nhẫn”, Phạm Thùy Chi sinh viên ĐH Hà Nội kể.
Hiện, ngoài chùa Nhân Mỹ thì chùa Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng đào tạo viết chữ thư pháp.
Thầy giáo chủ yếu đến từ trung tâm Nhân Mỹ học đường. Ngoài việc học viết chữ, lớp còn thường xuyên tổ chức triển lãm, để đánh giá và nhận xét học viên.
Trước sự “xâm lấn” ào ạt của những môn nghệ thuật hiện đại, nhiều bạn trẻ vẫn hướng tới cửa chùa, về với truyền thống, chốn tâm linh với niềm đam mê “sống chậm”.
Trước sự xâm lấn của những môn nghệ thuật hiện đại, nhiều người vẫn hướng tới cửa chùa, về với truyền thống, chốn tâm linh với niềm đam mê sống chậm.

Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm