Nhiều học sinh tiểu học, trung học cơ sở tại xứ tỷ dân không ngủ đủ giấc vì áp lực học hành. Ảnh: Sixth Tone. |
Theo thông báo từ ban giám hiệu, “cơ chế ngắt điện” thể hiện rõ quy định chặt chẽ tổng số bài tập giao về trong học kỳ mới. Đồng thời, nhà trường cũng yêu cầu phụ huynh cải thiện cách hỗ trợ con cái học tập tại nhà, Sixth Tone đưa tin.
Chia sẻ với một tờ báo địa phương, đại diện trường học bày tỏ mong muốn đảm bảo chất lượng giấc ngủ của học sinh. Số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc vào năm 2021 cho thấy 67% nam, nữ sinh tiểu học và trung học cơ sở không được ngủ đủ giấc vì áp lực học hành.
Đa số thường thức khuya nhằm cố hoàn thành bài vở, thay vì nghỉ ngơi từ lúc 21h-22h. Bên cạnh đó, quy định mới cũng được dùng để giúp giáo viên đổi mới các tiêu chuẩn cũ lập ra trước đây.
“Giáo viên nên tăng hiệu quả học tập trực tiếp, giảm bớt các bài tập lặp đi lặp lại sau giờ lên lớp để giúp học sinh ngủ ngon hơn”, một cán bộ giáo dục địa phương chia sẻ.
Sau khi được công bố, biện pháp này gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.
Không ít người dành lời khen, tin rằng quy định sẽ đảm bảo sức khỏe cũng như tinh thần học hành của học sinh với các môn học. Số khác lại hoài nghi, cho rằng trẻ em dễ có xu hướng lười biếng nếu thiếu đi sự giám sát và lượng bài tập như bình thường.
“Câu chuyện này như một hồi chuông cảnh tỉnh với các bậc phụ huynh. Thay vì ép buộc con cái, hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của bọn trẻ”, một người dùng Weibo bình luận.
“Đôi khi, thái độ giám sát gay gắt của cha mẹ cũng khiến các em học sinh mệt mỏi. Về cơ bản, chúng sẽ tự giác hơn nếu không mang cảm giác bị theo dõi thường trực”, tài khoản khác chia sẻ quan điểm.
Chính sách giáo dục mới này không được các chuyên gia giáo dục ủng hộ hoàn toàn. Ảnh minh họa: Xu Junyong/China Daily. |
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường giám sát giáo dục trường học, điều đã bị ảnh hưởng bởi các cơ chế đánh giá tập trung vào điểm số. Các cơ quan quản lý cũng cấm mọi hoạt động dạy thêm sau giờ học, cũng như nỗ lực dẹp bỏ hệ thống thi cử trái phép.
Động thái quyết liệt của chính quyền xứ tỷ dân chủ yếu nhằm mục đích giảm bớt áp lực học hành, nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở giới trẻ.
Quyết định của trường tiểu học này được đánh giá là phù hợp với các chính sách do cơ quan giáo dục thành phố công bố. Trước đó, một số trường học ở thành phố khác, như Phụ Dương, Thiệu Hưng và Nam Kinh, đã đưa ra các sáng kiến tương tự.
Tuy nhiên, thay đổi này chưa nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ các chuyên gia giáo dục.
Chu Zhaohui, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học giáo dục Quốc gia, cho rằng các biện pháp như trên không phù hợp với tất cả học sinh và sẽ không giải quyết cơ bản các vấn đề giáo dục sâu xa.
“Thực chất, họ chỉ mới xử lý được bề nổi của vấn đề vốn đã bám rễ từ hàng chục năm qua. Hệ thống đánh giá phải được cải cách để thực sự giảm bớt gánh nặng học hành cho học sinh,” chuyên gia khẳng định.
'Giải oan' cho Gen Z
Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.