Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nỗi khổ của người 'skinny fat'

Người có thể trạng skinny fat vẫn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường...

Người skinny fat có chỉ số BMI bình thường nhưng lượng mỡ cao bất thường. Ảnh: Unsplash.

Skinny fat là tình trạng một số người có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường nhưng tỷ lệ mỡ trong cơ thể tương đối cao, ảnh hưởng xấu về mặt chuyển hóa.

Người skinny fat có tình trạng trao đổi chất kém, huyết áp và mức cholesterol trong cơ thể cao, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Chia sẻ với Business Insider, tiến sĩ Glenn Gaesser, khoa Sinh lý học thể thao tại Đại học Arizona State (Mỹ), không có tiêu chuẩn để xác định một người có hệ chuyển hóa kém qua ngoại hình. Tuy nhiên, những người này thường có lối sống ít tập thể dục và chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh.

"Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ tích mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, ăn thực phẩm chế biến sẵn, ít ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây hay protein nạc cũng có thể làm tăng cholesterol xấu, kéo theo nhiều nguy cơ về bệnh tim", tiến sĩ Gaesser cho biết.

Skinny fat có thể gây hậu quả tương tự béo phì như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, các bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch.

Theo một bài báo hồi 2017, những người có cân nặng bình thường nhưng không khỏe mạnh về mặt chuyển hóa có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người có cân nặng bình thường và khỏe mạnh về mặt chuyển hóa.

Những người skinny fat thường bị tích mỡ nội tạng ở vùng bụng. Ở phụ nữ, điều này làm gia tăng tăng nguy cơ qua đời vì đau tim lên tới 10-20%.

Theo tiến sĩ Gaesser, khi thấy mình có cân nặng khỏe mạnh nhưng trao đổi chất kém, mọi người gặp bác sĩ để được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết. Việc xét nghiệm máu có thể đo lượng cholesterol và đường trong máu để xác định nguy cơ mắc bệnh.

Chuyên gia này cũng gợi ý 3 cách để chuyển từ thể trạng skinny fat sang cân đối:

  • Tập luyện sức mạnh: Bất kỳ loại bài tập nào cũng sẽ cải thiện sức khỏe trao đổi chất của bạn, bao gồm yoga, pilates, nâng tạ... Mọi người nên đặt mục tiêu tập luyện sức bền từ 2-3 lần/tuần để tăng cường sức khỏe.
  • Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và nhiều thực phẩm nguyên chất hơn như thực phẩm giàu chất xơ (rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây) để cải thiện sức khỏe trao đổi chất.
  • Tập thể dục nhịp điệu. Tập thể dục nhịp điệu liên tục trong 30-40 phút hoặc các bại tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) đều có hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe trao đổi chất và giảm mỡ nội tạng, ngay cả khi không giảm cân đáng kể.

Sách về nghề y

Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:

Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.

Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Bé trai được phát hiện viêm màng não sau một ngày sốt

Bé trai 7 tuổi có tiền sử khỏe mạnh. Khoảng một ngày trước khi vào viện, trẻ xuất hiện đau đầu từng cơn, kèm theo nôn và sốt.

Nhật Minh

Bạn có thể quan tâm