Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nơi một nửa người lớn thừa cân nhưng mọi thứ thiết kế cho người gầy

Trung Quốc ngày nay có gần một nửa người trưởng thành thừa cân hoặc béo phì, nhưng kích thước ghế ngồi trên các phương tiện công cộng vẫn đang dựa theo phép đo cách đây 35 năm.

Với cân nặng 143 kg, Fu Tuntun (27 tuổi) không đếm hết những khoảnh khắc xấu hổ từng phải trải qua trong đời: thang máy báo quá tải khi cô bước vào dù chiếc thang trống người; bị kẹt lại ở quầy soát vé tàu điện ngầm; bị hỏi "có đang mang thai không" khi đi phỏng vấn xin việc...

Dù đã có nhiều sự tiến bộ trong các lĩnh vực thời trang hay giải trí với một số đại diện là người ngoại cỡ, trải nghiệm xấu hổ như của Fu vẫn còn phổ biến. Thái độ của xã hội về cân nặng hay vóc dáng đang dần thay đổi, nhiều người ngoại cỡ vẫn thấy khó khăn với một môi trường vật chất được thiết kế cho người gầy hơn.

Tháng 10/2023, đoạn video Fu phải rất chật vật để ngồi vào chiếc ghế trên tàu cao tốc lan truyền khắp Trung Quốc, phản ánh khó khăn mà người thừa cân đang phải đối diện.

body shaming anh 1

Fu chật vật khi đi tàu điện.

"Giá riêng" của người ngoại cỡ

Fu là một người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, bắt đầu chia sẻ video ghi lại cuộc sống thường ngày từ tháng 7/2023, trong đó có "100 thử thách dành cho những cô gái ngoại cỡ".

Đến tháng 10, một video viral, được chia sẻ rộng rãi, ghi lại quá trình cô bắt tàu từ Quảng Châu đến một thành phố khác.

Đây là lần đầu tiên Fu đi tàu cao tốc sau nhiều năm. Cô luôn lo lắng khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng do kích thước cơ thể mình và chưa bao giờ rời khỏi tỉnh Quảng Đông chứ đừng nói đến đi máy bay.

"Tôi tin rằng ngoài tôi ra, còn rất nhiều người ngoại cỡ. Tôi không thể liên hệ trực tiếp với họ nhưng họ có thể xem được video của tôi khi ở nhà. Nếu tôi đi ra ngoài, họ sẽ có động lực để làm như vậy", Fu nói với Sixth Tone.

Trên tàu, mỗi hàng có 3 ghế, Fu chọn ngồi ghế gần cửa sổ, chừa một khoảng trống giữa cô và người ngồi gần lối đi. Nhưng Fu cảm thấy khó khăn để len được vào chỗ trong cùng. Chỗ rất chật khi cô ngồi xuống, và chiếc khay đựng đồ ăn phía trước như muốn cắm vào người cô khi hạ xuống.

Ở chiều về, Fu mua vé hạng nhất cho chuyến đi dài 24 phút, đắt hơn vé thường 20 nhân dân tệ (2,81 USD) nhưng chỗ ngồi rộng hơn. Đối với những chặng dài hơn, như cao tốc giữa Bắc Kinh và Thượng Hải, giá vé hạng nhất có thể đắt hơn gấp rưỡi so với vé hạng hai.

Đoạn video kết thúc với khoảnh khắc Fu miêu tả cuộc sống của người ngoại cỡ là "quá khó khăn". Nhiều dân mạng thấy đồng cảm.

Tuy nhiên, không ít người để lại bình luận xúc phạm, chỉ trích cô tự chuốc khổ vào mình.

body shaming anh 2

Chỗ ngồi trên tàu điện quá chật so với kích thước cơ thể của Fu.

Có chỉ số BMI là 49,4, Fu được coi là béo phì theo tiêu chuẩn chính thức của Trung Quốc. Một nghiên cứu quy mô lớn trên 15,8 triệu người trưởng thành ở nước này vào năm 2023 cho thấy gần một nửa (48,9%) bị thừa cân hoặc béo phì.

Nhưng không gian trên các phương tiện công cộng lại không tăng lên.

Ghế riêng trên tàu cao tốc của Trung Quốc rộng 43 đến 43,5 cm đối với vé hạng hai và rộng 47,5 cm đối với vé hạng nhất. Các kích thước được xác định dựa trên phép đo chính thức về tỷ lệ cơ thể của người Trung Quốc được thực hiện vào năm 1988.

Các nhà nghiên cứu đã lưu ý vào năm 2018 rằng những con số đó vẫn còn đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân.

Dù Trung Quốc chuẩn bị cập nhật số đo của của người trưởng thành, chưa có thông báo nào về việc nới rộng kích thước của ghế trên tàu. Mặt khác, những người ngoại cỡ cũng không thể đặt cùng lúc 2 ghế trên tàu vì chỉ giới hạn 1 vé cho một thẻ căn cước.

Trong video của mình, Fu giải thích có thể mua 2 ghế (ở giữa và gần cửa sổ) vì có bạn đi cùng lúc mua. Một đại lý dịch vụ khách hàng của China Railway nói với Sixth Tone rằng những người ngoại cỡ nên cân nhắc mua ghế hạng nhất hoặc thương gia nếu muốn có trải nghiệm thoải mái hơn.

"Tôi chỉ là một người bình thường và chưa bao giờ nghĩ đến việc yêu cầu bộ phận đường sắt cao tốc thực hiện các thay đổi vì mình. Sẽ tốt hơn nếu chúng tôi có thể mua thêm ghế, còn nếu không, tôi sẽ cố gắng mua vé hạng nhất để giải quyết vấn đề", Fu nói.

Thay đổi chưa đáng kể

Nhân viên tại China Southern Airlines, một trong những hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc, nói rằng du khách có thể chọn mua hai ghế liền kề, nhưng nhiều sân bay có thể không cho phép điều này do lo ngại về an toàn.

Một số hãng hàng không nước ngoài đã giới thiệu chính sách đặc biệt dành cho hành khách ngoại cỡ, bao gồm cả việc cung cấp thêm ghế miễn phí.

Pan Yuxin (28 tuổi, sống tại Thượng Hải), một phụ nữ ngoại cỡ nặng 86 kg, cho rằng những chính sách riêng biệt như vậy là không nên. Thay vì đối xử đặc biệt với người ngoại cỡ, cô mong chỗ ngồi trên các phương tiện như tàu cao tốc được nới rộng.

body shaming anh 3

Pan cho rằng cần còn một chặng đường dài để thay đổi thái độ của xã hội đối với người ngoại cỡ.

"Kích thước ghế hiện tại đã quá nhỏ, không phải vấn đề nằm ở trọng lượng", Pan nói,

Một số hệ thống giao thông công cộng cũng đã nhận thấy nhu cầu cải thiện về chỗ ngồi.

Ví dụ, một số tuyến xe buýt ở các thành phố phía đông Thượng Hải và Nam Kinh đã cung cấp chỗ ngồi rộng hơn và bỏ khung giới hạn của các chỗ ngồi đơn. Những thay đổi này được quảng cáo là dành cho người có thai, các bà mẹ và người khuyết tật, nhưng những chiếc ghế mới cũng đủ rộng cho hành khách ngoại cỡ.

Với Pan, cuộc sống của phụ nữ ngoại cỡ chưa bao giờ dễ dàng. Nhưng những năm gần đây, việc mua sắm quần áo đã trở nên thuận tiện hơn khi thương mại điện tử bùng nổ.

Theo một báo cáo từ Coresight Research, sự xuất hiện của các cửa hàng và người mẫu quần áo ngoại cỡ đã tạo ra một thị trường ước tính trị giá khoảng 4,8 tỷ USD vào năm 2019.

Tìm kiếm quần áo dành cho phụ nữ ngoại cỡ trên nền tảng thương mại điện tử Taobao cho thấy hơn 410.000 cửa hàng có liên quan. Plusmall, thương hiệu ngoại cỡ hàng đầu, đạt doanh số hơn 50 triệu nhân dân tệ trong lễ hội mua sắm trực tuyến vào tháng 6/2023.

Tuy nhiên, nhìn chung thái độ của xã hội đối với người ngoại cỡ vẫn cần được cải thiện. Trung Quốc nổi tiếng là quốc gia coi trọng tiêu chuẩn đẹp "trắng - trẻ - gầy".

Giống như Fu, Pan cũng liên tục bị dân mạng tấn công khi cô chia sẻ khó khăn của mình với tư cách một người ngoại cỡ trên Xiaohongshu, một nền tảng về phong cách sống tương tự Instagram.

Nhưng mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Dù Fu hay Pan phải nhận nhiều bình luận tiêu cực, nó đồng thời mang lại cho họ sự hỗ trợ rất cần thiết và sự can đảm để chia sẻ kinh nghiệm cá nhân.

"Trong thế giới thực, những người ngoại cỡ nhưng chúng tôi không được thấu hiểu. Nhưng trong thế giới trực tuyến nơi chúng tôi được kết nối với người giống mình, tôi cảm thấy không đơn độc", Fu nói.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Influencer Trung Quốc giả có bầu, cầm bảng tuyển chồng để câu like

Hình ảnh người phụ nữ vác bụng bầu 5 tháng, đến điểm mai mối để tìm chồng, tìm cha cho con khiến dân mạnh xôn xao.

Thoi dai 'chat nhom' hinh anh

Thời đại 'chat nhóm'

0

Chúng ta đang tham gia hàng chục nhóm chat, từ nhóm công việc, bàn dự án, nhóm bạn bè và gia đình. Group chat trở thành hiện tượng xã hội, định hình lại cách chúng ta giao tiếp.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm