Câu 1: Nơi nào ở Tây Nguyên một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe?
Nước ta có 2 địa danh được cho là một tiếng gà gáy, ba nước cùng nghe. Đó là ngã ba Đông Dương ở Tây Nguyên. Ngoài ra, có ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc ở A Pa Chải, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. |
Câu 2: Ngã ba Đông Dương thuộc tỉnh nào ở Tây Nguyên?
Ngã ba Đông Dương có cột mốc biên giới 3 nước nằm gần cửa khẩu Bờ Y, thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đây là nơi phân chia tỉnh Kon Tum của Việt Nam, tỉnh Ratanakari của Campuchia và tỉnh Attapư của Lào. |
Câu 3: Cao nguyên nào thuộc tỉnh Kon Tum?
Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.676,5 km2, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Gia Lai, phía Đông giáp Quảng Ngãi, phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia. Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh, độ cao 1.100-1.300 m. Đây là cao nguyên nhỏ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. |
Câu 4: Tên gọi Kon Tum có nghĩa là gì?
Kon Tum ban đầu chỉ là làng của người Ba Na ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, dần dần có nhiều người đến ở, lập thành làng mới với tên gọi Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Ba Na, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng địa phương, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước...). |
Câu 5: Huyện nào sau đây thuộc tỉnh Kon Tum?
Kon Tum hiện có 10 đơn vị hành chính gồm thành phố Kon Tum và 9 huyện: Đắk Glei, Đắk Hà, Đắk Tô, Ia H’Drai, Kon Plông, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tu Mơ Rông với 97 xã, phường, thị trấn. |
Câu 6. Dân tộc nào chiếm tỷ lệ lớn thứ hai ở Kon Tum sau người Kinh?
Kon Tum hiện có 42 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm tỷ lệ đông nhất. Xếp thứ hai là người Xơ Đăng với hơn 201 nghìn người, thứ ba là người Ba Na với hơn 53 nghìn đồng bào. |
Câu 7. Tên danh thắng tự nhiên của tỉnh Kon Tum?
Kon Tum có nhiều cảnh quan tự nhiên như hồ Ya ly, rừng thông Măng Đen, thác Đắk Nung, suối nước nóng Đắk Tô, Vườn quốc gia Chư Mom Ray, di tích chiến thắng Đắk Tô - Tân Cảnh, chiến thắng Plei Kần, chiến thắng Măng Đen… |
Câu 8. Món ẩm thực nổi tiếng của tỉnh Kon Tum là?
Đó là 3 món ẩm thực đặc sản nổi tiếng của người dân Kon Tum. Gỏi kiến vàng là đặc sản của người Mơ Răm. Xôi măng nấu từ gạo nếp, kết hợp khéo léo với măng rừng là món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum. Cá tầm được làm sạch, tẩm ướp gia vị từ các loại cây dược liệu của núi rừng Măng Đen, sau đó được hấp, um hoặc nướng, sấy… bằng than hồng, hoặc nấu với măng le rừng chua tạo nên món ẩm thực ngon nổi tiếng. |