Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nội tạng có thể bảo quản bao lâu trước khi ghép?

Tùy thuộc vào từng bộ phận trên cơ thể, trước khi phẫu thuật các cơ quan nội tạng có thể bảo quản từ 4 đến 36 giờ.

Năm 2018, hơn 36.500 ca cấy ghép nội tạng tại Mỹ, theo thống kê của United Network for Organ Sharing (UNOS). Đến nay, thận là cơ quan được cấy ghép phổ biến nhất với 21.000 ca phẫu thuật vào năm ngoái. Sau đó là gan, tim, phổi, tụy, ruột…

Tạp chí Nghiên cứu Y học Quốc tế cho biết, trước khi phẫu thuật các cơ quan nội tạng cần được bảo quản trong kho lạnh. Ý tưởng này xuất phát từ việc giữ thức ăn trong tủ lạnh, TS Mingyao Liu, Giám đốc Viện Khoa học Đại học Toronto chia sẻ.

Cơ chế đông lạnh nội tạng

Trước khi đặt một bộ phận ghép tạng vào kho lạnh, các bác sĩ phải rửa chúng bằng một loại dung dịch đặc biệt để tránh hư hại, TS Liu nói với Live Science. Ở nhiệt độ cơ thể, hóa chất được bơm vào màng bộ phận nhằm duy trì nồng độ natri thấp, nồng độ kali cao trong các tế bào.

cay ghep noi tang anh 1

Tùy từng bộ phận mà thời gian bảo quản của các cơ quan hiến tạng sẽ khác nhau. Ảnh: iStock.

Tuy nhiên, khi nhiệt độ hạ thấp, các hóa chất sẽ bị rò rỉ qua màng khiến tế bào phồng lên, dư thừa chất lỏng và làm hỏng các bộ phận. Chính vì vậy, bác sĩ kết hợp thêm chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa để duy trì “độ tươi” của các tế bào và giảm viêm.

Ở nhiệt độ từ 0-40 độ C, quá trình trao đổi chất giảm xuống 5% so với bình thường. Trong số các bộ phận được ghép tạng, tim mất khả năng sống nhanh nhất khi bảo quản lạnh, BS Brian Lima, Giám đốc Bệnh viện Đại học North Shore (Manhasset, New York, Mỹ), cho biết.

Do đó, trái tim ghép tạng chỉ nên bảo quản lạnh dưới 4 giờ. Sau mốc thời gian này, tế bào tim bắt đầu mất đi khả năng sinh học và ảnh hưởng đáng kể tới người nhận hiến tạng. Suy nội tạng cấy ghép chính là “biến chứng đáng sợ nhất” trong y học đối với các ca ghép tạng.

Ngược lại, thận lại rất “kiên cường” khi có thể tồn tại trong môi trường lạnh từ 24-36 giờ. Đây là cơ quan có thời gian bảo quản lâu nhất. Trong khi đó, thời gian bảo quản của phổi là từ 6-8 giờ, gan khoảng 12 giờ, BS James Markmann, Trưởng khoa cấy ghép của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Boston, Mỹ), cho biết.

Phương pháp nuôi nội tạng bằng máu

Phương pháp bảo quản lạnh nội tạng đã có từ năm 1960 và được sử dụng rộng rãi nhưng nó vẫn có một số nhược điểm nhất định. Theo TS Liu, các bác sĩ khó đánh giá chất lượng của các bộ phận khi bảo quản. Không có xét nghiệm lâm sàng nào cho biết cơ quan hiến tặng còn hoạt động bình thường hay không. Chính vì vậy các bác sĩ đã thử nghiệm một phương pháp mới - cung cấp máu nuôi dưỡng cơ quan.

Thay vì đông lạnh các bộ phận, phương pháp này giữ nội tạng trong nhiệt độ từ 20-33 độ C và ngập trong các mô máu ấm. Cách làm này được ghi nhận thành công lần đầu tiên trong ca ghép tim vào tháng 12/2019 do các bác sĩ Trung tâm Y tế Đại học Duke ở Durham, Bắc Carolina thực hiện.

Theo CNN, sau khi tiếp nhận tim hiến tặng đã ngừng đập, nhóm bác sĩ đã “hồi sinh” nó bằng hệ thống cấp máu nhân tạo. Dù vậy, thành công của cuộc phẫu thuật vẫn không giúp phương pháp này phổ biến hơn bởi chi phí đắt đỏ lên tới vài nghìn USD.

Thi kick-boxing thuê, nam sinh 22 tuổi đột quỵ trên sàn đấu

Nam sinh viên hôn mê ngay sau cú đấm thép của đối thủ. Ban tổ chức giải đấu kick-boxing đang bị điều tra sau cái chết của chàng trai này.

Thiên Nhan

Bạn có thể quan tâm